Qua lâu hay còn được gọi với tên khác là dưa trời, hoa bát…Đây là một loại cây thuộc họ bí, được các bác sĩ Y học cổ truyền sử dụng để chữa một số bệnh thông thường vô cùng hữu dụng.
- Bật mí công dụng chữa bệnh từ cây Phòng kỷ
- Tìm hiểu công dụng chữa bệnh từ thảo dược Sa sâm
- Khám phá công dụng chữa bệnh từ cây Ngưu bàng
Qua lâu là loại cây chủ yếu mọc hoang
Thông tin sơ lược về cây Qua lâu
Qua lâu có tên khoa học Trichosanthes sp, Cây thảo leo sống nhiều năm, thân có rãnh, tua cuốn có 2-3 (-5) nhánh. Lá mọc so le; phiến dài 5cm -14cm, rộng 3-5cm, chia 3-5 thuỳ, dày, dai, mặt trên nhám nhám. Cây có hoa khác chỗ, chùm hoa đực dài 15cm, lá bắc to có răng; hoa rộng 7cm, màu trắng, cánh hoa cao 2,5 cm, nhị 3. Qua lâu thường ra hoa vào tháng 6 đến tháng 8 hằng năm, hoa cái mọc đơn độc; bầu có cuống, dài 3 cm. Quả mọng tròn, to 9cm-10cm, màu vàng cam; hạt tròn dẹp, dài 11mm-16 mm, rộng 7mm-12 mm, trong có lớp vỏ lụa màu xanh. Quả thường ra vào tháng 9-10.
Theo y học cổ truyền, qua lâu có vị đắng, ngọt, tính hàn; có công dụng: Tả hoả, hạ khí, nhuận Phế, hạ đờm, nhuận táo.
Tác dụng dược lý của cây Qua lâu
Dược sĩ Nguyễn Thị Thắm hiện đang là giảng viên khoa Cao đẳng Dược TPHCM cho biết cây qua lâu có một số tác dụng dược lý như Triterpenoid saponin có tác dụng khu đàm. Qua lâu nhân có nhiều dầu béo nên có tác dụng gây xổ mạnh, Qua lâu bì tác dụng nhẹ, Qua lâu sương thì có tác dụng hòa hoãn hơn. Thuốc có tác dụng giãn động mạch vành rõ rệt, gia tăng lưu lượng máu của động mạch vành, chống thiếu oxy và hạ mỡ máu. Invitro, trực khuẩn lî sonnei, thuốc có tác dụng ức chế trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn biến dạng, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh, phẩy khuẩn thổ tả và nấm gây bệnh ngoài da. Thuốc có tác dụng chống hoạt tính ung thư.
Qua lâu và một số thành phần hóa học
Theo tìm hiểu của các giảng viên khoa Cao đẳng Xét nghiệm tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết trong Quả Qua lâu có saponin, acid hữu cơ, triterponoid, resin, chất đường, sắc tố và dầu béo. Qua lâu nhân (semen Trichosanthis) có dầu béo, trong đó có nhiều loại cholesterol. Qua lâu bì (pericarpium trichosanthis) có nhiều loại amino acid và chất giống alkaloid. Trong rễ Qua lâu (Thiên hoa phấn) có rất nhiều tinh bột. Viện Y học Bắc kinh nghiên cứu thấy trong Thiên hoa phấn có chừng 1 % saponozit.
Đơn thuốc trị bệnh áp dụng với cây Qua lâu
Qua lâu được sử dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh vô cùng hữu dụng
- Chữa táo bón: Qua lâu thực 15 g, Cam thảo 3g, sắc uống, có thể hòa thêm ít mật ong.
- Trị viêm tuyến vú cấp: sưng nóng đỏ đau sốt. Toàn qua lâu, Kim ngân hoa, Bồ công anh đều 15 g sắc uống kết hợp rút ngắn thời gian điều trị. 4.
- Trị viêm phế quản thể đàm nhiệt; ngực đau do đàm vàng hoặc áp xe phổi: Tiểu hãm hung thang (Thương hàn luận): Qua lâu thực 12 g, Bán hạ 10g, Hoàng liên 4g, sắc uống. Toàn qua lâu, Ý dĩ nhân đều 15g, Cát cánh 10g, Kim ngân hoa 10 g, Bồ công anh 12g, sắc lấy nước uống. Bài này trị áp xe phổi có kết hợp trụ sinh kết quả tốt.
- Trị động mạch vành: Qua lâu nhân chế thành viên dùng, ngày 3 lần mỗi lần 4 viên (lượng thuốc mỗi ngày tương đương với 31,2 g thuốc sống, cá biệt bệnh nhân có cơn đau thắt ngực dùng Nitroglycerine hoặc Quan tâm tô hợp hoàn (thành phẩm)). Đã trị 100 ca và theo dõi từ 2 tuần đến 14 tháng. Có kết quả lâm sàng (triệu chứng giảm) 76% kết quả điện tâm đồ 52,9 % (Tổ phòng trị bệnh động mạch vành – Bệnh viện Nhân dân số 3, trực thuộc Học viện Y số 2 Thượng hải, Tạp chí Tân y dược học 1974,3:20). Báo cáo của 13 Bệnh viện ở Thượng hải dùng dịch chích Qua lâu trị 413 ca bệnh mạch vành, kết quả lâm sàng 78,1%, kết quả điện tâm đồ 56% (Thông tin Trung thảo dược 1976,9:47).
- Trị trẻ em vàng da: Thiên hoa phấn giã nhỏ, cho nước đun sôi để nguội gạn nước uống. Có thể thêm mật ong cho dễ uống.
- Trị da xạm: Thiên hoa phấn 16g giã nhỏ, thêm nước đun sôi để nguội lọc nước uống.
- Trị viêm họng mất tiếng: Qua lâu bì, Bạch cương tằm, Cam thảo đều 10g, Gừng tươi 4 g, nước 500 ml sắc còn 150ml chia 2 lần uống trong ngày.
- Chữa phụ nữ cho con bú ít sữa: Thiên hoa phấn đốt tồn tính tán nhỏ ngày uống 16g – 20g.
- Chữa thấp khớp mạn: Rễ qua lâu, thổ phục linh, cốt toái bổ, thạch cao, kê huyết đằng, đơn sâm, sinh địa, rau má, uy linh tiên, hy thiêm, khương hoạt, độc hoạt mỗi vị 12g; bạch chỉ 8g; cam thảo 4g. Sắc uống trong ngày.
- Chữa đái tháo đường: Rễ qua lâu 8g; thục địa, hoài sơn mỗi vị 20g; đơn bì, kỷ tử, thạch hộc mỗi vị 12g; sơn thù, sa nhân mỗi vị 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Hoặc rễ qua lâu 12g, rau bợ nước 10g, phơi khô, tán nhỏ, hòa với sữa uống.
- Chữa sốt rét, thể rét nhiều, sốt ít hoặc không sốt: Rễ qua lâu 8g; mẫu lệ 12g; sài hồ, quế chi, hoàng cầm mỗi vị 8g; can khương, cam thảo mỗi vị 6g. Sắc uống.
Bên cạnh những lợi ích mang lại cho sức khỏe con người từ cây Qua lâu thì các lương y, bác sĩ tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cũng khuyến cáo với các bạn đọc cần chú ý rằng những người tỳ Vị hư hàn không nên dùng qua lâu để chữa bệnh. Dùng nhiều sinh ra tiêu lỏng.