Search
Thứ Hai 25 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Khám phá công dụng chữa bệnh từ cây Ngưu bàng

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Ngưu bàng là một loại cây thuộc họ hoa cúc hay còn được gọi với tên khác là Đại đao tử, lệ thực…Đây là một loại thảo dược đặc biệt các bác sĩ, lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM vận dụng vào vô số đơn thuốc chữa các bệnh thông thường vô cùng hiệu quả.

Ngưu bàng là loại cây chủ yếu mọc hoang phân bố ở Trung Quốc

Ngưu bàng là loại cây chủ yếu mọc hoang phân bố ở Trung Quốc

Mô tả sơ lược thông tin về cây ngưu bàng

Ngưu bàng có tên khoa học là Arctium lappa Linn. Ngưu bàng là một cây sống hằng năm hay 2 năm, cao chừng từ 1-1,5m. Phía trên phân nhiều cành. Lá mọc thành hoa thị ở gốc và mọc so le ở trên thân. Lá to rộng. Hình tim, đường kính tới 40cm -50 cm, cuống lá dài, mặt dưới lá mang nhiều lông trắng. Ngưu bàng thường ra hoa vào tháng 6 đến tháng 7 hàng năm , hoa tự hình đầu, mọc ở đầu cành, đường kính 2-4cm, cánh hoa màu hơi tím. Quả bé màu xám nâu hơi cong. Mùa quả thường vào tháng 7 đến tháng 8 dương lịch.

Theo đông y, Ngưu bàng có vị đắng, cay tính hàn có tác dụng trừ phong, tán nhiệt, thông phổi làm mọc ban chẩn, giải độc, tiêu thũng, sát trùng. Rễ có vị đắng, cay, tính hàn; có tác dụng lợi tiểu (loại được acid uric), khử lọc, làm ra mồ hôi, lợi mật, nhuận tràng, chống giang mai, trị đái đường, diệt trùng và chống nọc độc.

Tác dụng dược lý của cây ngưu bàng

Tây y dùng lá ngưu bàng hái vào mùa xuân làm thuốc thông tiểu, ra mồ hôi , tảy máu dùng trong các bệnh tê thấp, đau và xưng khớp, một số bệnh ngoài da ( hắc lào, mặt có nhiều Trứng cá, lở loét vv…). Còn dùng cho người bị đường tiện ( đái ra đường ) vì người ta cho răng cao rễ ngưu bàng có tác dụng dạ glucoza trong máu, dùng cuống và thân cây làm thức ăn có tác dụng làm tăng lượng glycongen trong gan.

Ngưu bàng và một số thành phần hóa học

Theo chia sẻ của các giảng viên khoa Cao đẳng Xét nghiệm tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM trong quả ngưu bàng người ta chiết xuất được 15%-20 % chất béo và một chất gọi là glucozit gọi là acttin C27H34O11. H2O. Ngòa ra còn lappin (ancaloit). Khi thủy phân chất acttin (arotiin) bằng axit nhẹ, ta sẽ được chất actigenin C21H24O6 và glucoza. Trong chất béo thành phần chủ yếu gồm các glierit của các axit panmitic, stearic và oleic. Trong rễ ngưu bàng có tới 57 % inulin ( có khi tới 70% ), 5%-6 % glucoza, một ít chất béo (0,4 %), chất nhầy, chất đắng, nhựa và muối kali (nitrat và cacbonat). Trong lá có men oxydara rất mạnh.

Ứng dụng ngưu bàng vào một số bài thuốc chữa bệnh

Ngưu bàng được xem là một cây thuốc quý với nhiều công dụng chữa bệnh thần kỳ

Ngưu bàng được xem là một cây thuốc quý với nhiều công dụng chữa bệnh thần kỳ

  1. Thúc sởi, tống độc: Dùng khi bệnh sởi chưa mọc, phát ban, mụn nhọt. Bài 1: Ngưu bàng tử 16g, kinh giới tuệ 8g, cát căn 12g, bạc hà 4g, liên kiều 12g, tiền hồ 8g, cát cánh 8g, hạnh nhân 12g. Sắc uống. Bài 2: Ngưu bàng tử 8g, cát cánh 6g, kinh giới tuệ 6g, cam thảo 3g, sắc uống trong ngày. Nếu đậu chẩn đã mọc vẫn uống được nhưng không dùng cho người bị đi phân lỏng, tỳ vị hư hàn.
  2. Chữa cảm mạo, Thủy thũng, chân tay phù: Ngưu bàng tử 80g sao vàng. Ngày uống 8g bột này chia làm 3 lần uống, dùng nước nóng chiêu thuốc.
  3. Bài thuốc chữa phù thận cấp tính: Ngưu bàng tử 6g (nửa sao, nửa uống) , phù bình ( Sao khô ), 6g, tất cả tán nhỏ ngày uống 3 lần mỗi lần uống 5g dung nước nong chiêu thuốc ( Kinh nghiệm của Diệp Quyết Tuyền ).
  4. Chữa trẻ con lên đậu mọc không thuận, nóng sốt cổ họng tắc: Ngưu bàng (sao) 5g, kinh giới tuệ 1g, cam thảo 2g, nước 200ml, sắc còn 50ml cho uống. Nếu đậu mọc rồi vẫn uống được. Nếu đại tiện lợi chớ dùng.
  5. Chữa đậu chẩn mọc trong cổ họng: Ngưu bàng tử 8g, cát cánh 6g, cam thảo 3g sắc uống trong ngày.
  6. Tán nhiệt, giải biểu: Các chứng cảm mạo phong nhiệt, toàn thân phát sốt, sợ lạnh, miệng khát họng rát, ho, khạc ra đờm vàng. Bài 1: Ngưu bàng tử 12g, bạc hà 6g, thuyền thoái 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài 2: Ngưu bàng tử 24g, kim ngân 40g, liên kiều 40g, cát cánh 24g, bạc hà 24g, cam thảo 20g, đạm đậu xị 20g, hoa kinh giới 16g, lá tre 4g. Tán bột, lấy 24g hãm với nước sôi để uống, ngày 3 – 4 lần tùy theo bệnh nặng nhẹ.
  7. Trừ đờm, dịu hen: Khi phong nhiệt nhiễm vào phổi, ho, hen có đờm. Bài thuốc: Ngưu bàng tử 12g, kinh giới 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.
  8. Mát họng, giảm đau: Dùng khi phong nhiệt sinh ra viêm hạnh nhân, viêm yết hầu. Bài thuốc: Ngưu bàng tử 16g, đại hoàng 12g, phòng phong 12g, bạc hà 4g, kinh giới tuệ 8g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Theo tìm hiểu của các giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM khuyến cáo với các bạn đọc rằng những người bị tiêu chảy, tâm tỳ hư không nên dùng ngưu bàng để chữa bệnh.