Phòng kỷ được biết đến là một cây thuốc, một loại thảo dược đặc biệt được các bác sĩ y học cổ truyền áp dụng vào vô số bài thuốc chữa bệnh vô cùng hữu dụng.
- Khám phá công dụng chữa bệnh từ cây Ngưu bàng
- Xà sàng và một số bài thuốc chữa bệnh thần kỳ
- Ngạc nhiên với công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây Đào lộn hột
Phòng kỷ là loại cây thuộc dạng dây leo
Tìm hiểu thông tin về cây phòng kỷ
Phòng kỷ hay còn được gọi với tên khác là hán phòng kỷ, phấn phòng kỷ…có tên khoa học là Stephania tetrandrae S. Moore. Cây sống lâu năm, mọc leo, rễ phình thành củ, đường kính của rễ có thể tới 6 cm. Thân cây mềm, dài khoảng 2,5m -4 m. Vỏ thân màu xanh nhạt, nhưng ở gốc màu hơi đỏ. Lá mọc so le hình tim, dài khoảng 4cm -6 cm, rộng khoảng 4,5cm-6 cm, đầu lá nhọn, mép nguyên, hai mặt lá đều có lông, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tro. Cuống lá dài gần bằng chiều dài của lá dính vào phía trong phiến lá. Hoa nhỏ, khác gốc, màu xanh nhạt. Quả hạch, hình cầu hơi dẹt.
Theo đông y, phòng kỷ có vị cay, rất đắng, tính bình có công năng trừ phong, lợi thủy. Trị thủy thủng, phong thuỷ cước khí sưng đau (Đông Dược Học Thiết Yếu). Trị phong thấp, khớp xương sưng nhức , trị nhọt lở. Chứng phong thấp ứ trệ hoặc chứng thấp nhiệt ứ trệ: Phòng kỷ với ý dĩ nhân, Hoạt thạch, Tàm sa và Mộc qua. Chứng hàn thấp ứ trệ: Phòng kỷ với Quế chi và Phụ tử chế. Phù có biểu hiện nhiệt: Phòng kỷ với Ðình lịch tử và Tiêu mộc trong bài Kỷ Cúc Lịch Hoàng hoàn. Phù do Tỳ hư: Phòng kỷ với Hoàng kỳ và Bạch truật trong bài Phòng Kỷ Hoàng Kỳ Thang.
Tác dụng dược lý của cây phòng kỷ
Các giảng viên khoa Cao đẳng Dược TPHCM cho biết trong cây phòng kỷ có một số tác dụng dược lý như Tetradine A, B đều có tác dụng chống viêm. Các Tetradine đều có tác dụng giảm đau. Thuốc còn có tác dụng giải nhiệt, chống dị ứng, chống choáng quá mẫn (Trung Dược Học). Thuốc có tác dụng làm dãn cơ vân (Trung Dược Học). Thuốc có tác dụng chống ung thư (chủ yếu do chất Phòng kỷ tố A. Phòng kỷ tố A, B đều có tác dụng kháng amip. Phòng kỷ tố A có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ Shigella (Trung Dược Học). Nhiều loại Alkaloid của Hán phòng kỷ có tác dụng hạ áp nhanh. Thuốc có tác dụng dãn mạch vành, tăng lưu lượng máu ở mạch vành, làm giảm lượng tiêu hao oxy của cơ tim. Thuốc có tác dụng chống rối loạn nhịp tim (Trung Dược Học).
Phòng kỷ và một số bài thành phần hóa học
Về thành phần hóa học các giảng viên khoa Cao đẳng Xét nghiệm tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết Tetradine, Fangchinoline, Fanchinine, Menisine, Menisidine, Cyclanoline, Demethyltetradine (Trung Dược Học).
Đơn thuốc chữa bệnh áp dụng với cây phòng kỷ
Phòng kỷ được sử dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh
- Chữa khớp viêm sưng đau: Phòng kỷ, Bạch truật, Sinh khương, Bạch linh đều 12 g, Cam thảo 9g, Ô đầu 6g, Quế chi 3 g. Sắc uống (Phòng Kỷ Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Chữa khớp viêm sưng đau: Bài 1: Phòng kỷ, Ý dĩ nhân đều 15 g, Mộc qua, Ngưu tất đều 9g. Sắc lấy nước uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Bài 2: Phòng kỷ, Tằm sa đều 10 g, Uy linh tiên 12g, Kê huyết đằng 15g. Sắc lấy nước uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Chữa phù thũng, tiểu bí: Bài 1: Phòng kỷ, Bạch truật đều 10 g, Hoàng kỳ (sống) 16g, Cam thảo 5g, sắc lấy nước uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). Bài 2: Phòng kỷ, Phục linh, Hoàng kỳ, Quế chi đều 10g, Cam thảo 6g, sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Chữa huyết áp cao: Cao Dục và cộng sự dùng thuốc chích tĩnh mạch Hán phong kỷ tố A, ngày 2 lần, mỗi lần 120mg-180 mg. Trị 256 ca (có 14 ca uống), tỉ lệ hạ huyết áp 84, 07 %. Đối với cơn huyết áp cao cũng có tác dụng giống nhau (Vũ Hán Y Học Tạp Chí 1964, 5 : 358).
Các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM còn khuyến cáo cho các bạn đọc rằng những ai bị Âm hư mà không có nhiệt thì không nên dùng.
Nguồn: duocsi.edu.vn