Mặc dù tạo cho chúng ta cảm giác thoải mái dễ chịu khi ngồi lâu, nhưng bạn có biết vì sao không nên ngồi trong phòng máy lạnh quá nhiều hay không ?
- Những điểm bạn cần lưu ý trước khi sử dụng gừng vào việc gì đó
- Một số công dụng thanh nhiệt giải độc của bồ công anh bạn chưa biết
- Tổng hợp những thực phẩm ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt
Lý do vì sao không nên ngồi trong phòng máy lạnh quá nhiều ?
Theo các y sĩ Y học cổ truyền TPHCM với thời tiết nóng, bạn cần máy lạnh để được mát mẻ và dễ chịu. Tuy nhiên, ở quá lâu trong trong môi trường nhiệt độ thấp có thể gây ra những vấn đề cho sức khỏe.
Lý do vì sao không nên ngồi trong phòng máy lạnh quá nhiều ?
Dạ dày
Khi cơ thể chúng ta bị lạnh, dạ dày sẽ co thắt, gây ra các triệu chứng như đau dạ dày, khó tiêu, nôn, tiêu chảy… Thông thường chúng ta chỉ để ý phòng lạnh giữ ấm vào đông, mà ko biết được, ngay cả trong mùa hè, việc ăn uống đồ lạnh hoặc ngồi lâu dưới môi trường máy lạnh cũng có thể khiến dạ dày bị lạnh mà ảnh hướng tới chức năng của nó.
Khô da
Rất nhiều máy lạnh lâu không vệ sinh, màng lọc không khí đã dính bụi bẩn, nấm mốc. Lúc khí lạnh thổi trong phòng, ngấm vào da hoặc hấp thụ vào cơ thể, đồng thời, môi trường phòng kín, không khí không lưu thông càng khiến nâng cao nguy cơ da bị mẩn ngứa. Thời tiết lạnh, hanh khô, độ ẩm xuống thấp, đặc trưng làm việc trong môi trường máy lạnh khiến làn da dễ bị mất nước, dẫn tới khô và nứt nẻ.
Hội chứng suy nhược thần kinh
Biểu hiện bằng nhiều trạng thái như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, tức ngực, căng thẳng, dễ cáu gắt, mất ngủ, hiệu suất làm việc giảm sút. Đây là những yếu tố nguy cơ gây nên các bệnh lý nguy hiểm như tăng huyết áp, thiểu năng mạch vành tim, thiểu năng tuần hoàn não…, thậm chí có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, tâm thần phân liệt
Đường hô hấp
Đường hô hấp là nơi dễ bị tổn thương nhất. Khí lạnh phá vỡ tuyến phòng thủ yếu ớt của đường hô hấp, nhẹ thì gặp những triệu chứng về đường hô hấp như cảm cúm, ho, sổ mũi; nặng thì bị viêm phổi. Theo những chuyên gia về sức khỏe, với những người làm việc, học tập trong phòng có máy lạnh, đặc biệt các tòa cao ốc mang máy lạnh tổng cực kỳ thích hợp cho vi khuẩn lây lan, xâm nhập vào cơ thể vì khi này, các vitamin trong không khí cung ứng cho cơ thể bị giảm đi đáng kể.
Đau khớp và căng cơ
Việc tiếp xúc với không khí lạnh quá lâu cũng có thể tác động đến khớp và cơ, dẫn đến tình trạng đau eo, bàn tay và chân. Nó cũng góp phần làm cứng cổ và vai, thậm chí dẫn đến những biến chứng lâu dài như đau nửa đầu, đau khớp mạn tính và thấp khớp.
Biện pháp phòng tránh
Các Dược sĩ Cao Đẳng Y Dược TPHCM xin chia sẻ những biện pháp phòng tránh sau:
– Khi sử dụng máy lạnh, bạn cần chú ý vấn đề thông gió, mỗi ngày nên mở cửa sổ trong một khoảng thời gian nhất định để không khí trong phòng được lưu thông. Trong khi chạy máy, người sử dụng nên bật quạt thông gió và chú ý định kỳ làm sạch máy.
– Giữ nhiệt độ trong phòng sao cho không bao giờ chênh lệch với bên ngoài quá 5 độ. Làm việc trong phòng khoảng một giờ, nên ra bên ngoài để thay đổi không khí. Trước khi ra khỏi phòng, cần vận động cơ thể trong vài phút, khi cơ thể thích ứng mới ra hẳn bên ngoài. Nếu có việc phải ở lâu trong phòng thì chú ý uống nhiều nước ấm và trong phòng nên đặt một chậu nước để đảm bảo độ ẩm cần thiết.
– Hết sức tránh luồng không khí lạnh từ máy điều hòa thổi trực tiếp vào người, đặc biệt là vùng đầu và gáy. Tốt nhất là hướng cửa gió chếch sang phải hoặc trái hoặc lên phía trên, tốc độ gió nên để ở mức vừa phải.
– Nên trọng dụng các loại đồ ăn thức uống có tính chất ôn ấm và dự phòng nhiễm lạnh như kẹo gừng, trà gừng, ô mai.
– Những lúc giải lao, nên tiến hành một số động tác như xoa nóng hai vành tai, dùng hai bàn tay đan vào nhau xát mạnh vùng gáy, xát hai bàn tay và hai bàn chân vào nhau cho ấm lên, tự hít thở thật sâu trong tư thế toàn thân thư giãn.
Nguồn duocsi.edu.vn