Search
Thứ Bảy 27 Tháng Bảy 2024
  • :
  • :

Dược sĩ hướng dẫn cách trị bệnh khi đi ngoài ra máu

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:

Bệnh tiêu hóa rất phổ biến, tình trạng đi ngoài ra máu gây những ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt cũng như triệu chứng 1 số bệnh lý. Dược sĩ hướng dẫn cách điều trị hiệu quả

duoc-si-huong-dan-cach-dieu-tri-di-ngoai-ra-mau

Dược sĩ hướng dẫn cách trị bệnh khi đi ngoài ra máu

Một số biểu hiện đi ngoài ra máu

1.Những kiểu đi ngoài ra máu

  • Có nhiều biểu hiện khác nhau khi đi ngoài ra máu. Mỗi biểu hiện lại gợi ý tới một bệnh khác nhau. Vì thế từng người cần theo dõi kỹ tình trạng bệnh để đi phát hiện bệnh càng sớm càng tốt.
  • Đi ngoài ra máu tươi, máu nhỏ giọt hay dính theo phân, dính giấy vệ sinh: Biểu hiện này phần lớn gặp của bệnh trĩ do sa giãn những tĩnh mạch hậu môn trực tràng. Thường có cảm giác đau rát hậu môn sau khi đi ngoài.
  • Đi ngoài ra máu loãng, máu nhạt màu và có thể kèm theo nhầy mũi nhiều:  Khi có kèm theo biểu hiện cảm giác đau ê ẩm dọc khung đại tràng, đau nhiều trước và sau đi ngoài, thời gian kéo dài, người gầy sút cân nhanh và da xanh xao.Thường gặp là những biểu hiện sớm của bệnh ung thư đại tràng hay các khối u đại trực tràng.
  • Ngoài ra có thể gặp đi ngoài ra máu loãng lờ lờ ví dụ như máu cá kèm nhầy mũi trong bệnh lỵ cấp tính. Những biểu hiện khác thường là cảm giác đau quặn bụng mót rặn, muốn đi ngoài liên tục và đi nhiều lần trong ngày. Thường có yếu tố dịch tễ là sau khi ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh, có những dịch bệnh do trực khuẩn lỵ gây bệnh.
  • Đi ngoài phân đen, máu cục, và phân có mùi khẳm thường gặp trong những trường hợp xuất huyết dạ dày hay xuất huyết tiêu hóa. Loại trừ một số trường hợp đang uống những sản phẩm có chứa Sắt hay sau ăn tiết canh thì có thể đi ngoài ra phân đen.
  1. Táo bón gây ra tình trạng đi ngoài ra máu

Khu vực hậu môn trực tràng là khu vực rất nhạy cảm, nếu như tình trạng táo bón kéo dài phân rắn khó đi cũng gây ra tổn thương niêm mạc gây chảy máu. Vì vậy để hạn chế tổn thương niêm mạc đại trực tràng cũng như phòng tránh các bệnh liên quan từng người cần bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả, uống thật nhiều nước để hạn chế táo bón, đi vệ sinh ngày 1 lần vào buổi sáng, vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi ngoài. Trường hợp bị đi ngoài có kèm theo máu tươi cần đi khám và điều trị sớm, phòng tránh những biến chứng nặng xảy ra.

Dược sĩ hướng dẫn cách trị bệnh khi đi ngoài ra máu

Dược sĩ tư vấn cách trị bệnh khi đi ngoài ra máu

Dược sĩ hướng dẫn cách điều trị hiệu quả đi ngoài ra máu 

Để phòng ngừa tình trạng bệnh đi ngoài ra máu tươi, người bệnh cần chú ý thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học

Tránh táo bón : Cần tập thói quen đại tiện đúng giờ, không ngồi đại tiện lâu và không nhịn đại tiện. Ăn những thực phẩm nhiều chất xơ ( như rau,củ, quả, ngũ cốc…), uống nhiều nước ( khoảng 2 lit/ngày).

Chế độ sinh hoạt : Không nên đứng, ngồi quá lâu, không uống nhiều rượu, bia, tránh những chất kích thích như ớt, tiêu, thức ăn lỏng dễ gây ra tình trạng tiêu chảy.

Tập thể dục: Cần tập thể dục thường xuyên, không quan hệ tình dục quá đà, không quan hệ qua “cửa sau”, lưu ý vệ sinh hậu môn sạch sẽ,…

Tâm lý thoải mái : Hãy cố gắng giữ tâm trạng thoái mái và tránh cáu giận. Bởi vì nếu lo lắng, căng thẳng sẽ làm niêm mặc ruột co bóp, làm máu không lưu thông được, gây ra những bệnh lý hậu môn trực tràng.

Sử dụng Jenstomax: Hỗ trợ làm dịu trong những trường hợp đi ngoài ra máu , viêm loét dạ dày, tá tràng, đầy hơi, ợ chua, rối loạn tiêu hóa , hay trào ngược dạ dày thực quản, di chứng phẫu thuật cắt bỏ dạ dày, đau thượng vị, rát bỏng vùng dạ dày hay thực quản. Đặc biệt Jenstomax giúp bảo vệ tế bào niêm mạc dạ dày, dự phòng chảy máu và tình trạng loét dạ dày, tá tráng tái phát hiệu quả.