Táo bón là hiện tượng đi ngoài ít hơn 3 lần một tuần và/hoặc lượng phân trung bình ít hơn 30 g/ngày (bình thường là 150 g/ngày đối với người lớn).
- Giải đáp tất cả thắc mắc về hiện tượng loãng xương
- Mách bạn phương pháp điều trị bệnh cảm lạnh hiệu quả
- 3 thảo dược thần kỳ trị viêm xoang hữu hiệu
Bệnh táo bón thường xuất hiện ở người già
Đối tượng
Người cao tuổi là đối tượng dễ bị táo bón nhất, ngoài ra cần kể đến trẻ em, phụ nữ có thai, bệnh nhân bị bệnh phải nằm lâu.
Nguyên nhân:
Theo các giảng viên Truong Cao dang Duoc Sai Gon: Có rất nhiều nguyên nhân gây táo bón. Đa số trường hợp là do không cung cấp đủ thành phần chất xơ trong thức ăn. Các trường hợp mất nước (uống ít, ra quá nhiều mồ hôi), ít vận động (người già, bị bệnh nằm lâu) đều dẫn đến táo bón. Những người có thói quen không đại tiện đúng giờ giấc hoặc quên đại tiện (trẻ nhỏ, người cao tuổi, người bị bệnh trĩ nứt hậu môn sợ đau) cũng gây táo bón. Táo bón cũng có thể là thứ phát do một số bệnh lý ở đường tiêu hóa hay toàn thân; hoặc do thuốc (chọn kênh calci, chống trầm cảm 3 vòng, lợi tiểu…).
Triệu chứng
Triệu chứng của táo bón bao gồm: Đại tiện khó khăn, nhiều ngày mới đi một lần, đi ngoài đau hay đi ngoài không hết, phân rắn, lổn nhổn, có thể có đau bụng, cứng bụng, đau đầu và chán ăn nhẹ. Nếu táo bón mạn tính hoặc trong trường hợp táo bón nặng, phân có thể có máu hoặc chất nhầy.
Điều trị bệnh táo bón như thế nào?
Điều trị
- Biện pháp điều trị không dùng thuốc
Theo cô Hoàng Thị Hoa – Giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược cho biết, nếu như không dùng thuốc, bệnh nhân nên tăng lượng xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày tới ít nhất là 14g chất xơ trong một ngày. Không nên tăng thành phần xơ lên quá nhiều vì có thể làm chướng bụng khó tiêu. Cần bổ sung đủ nước để tránh tắc ruột. Các thức ăn chứa nhiều sơ là rau quả, ngũ cốc, tránh thức ăn để gây táo bón (ổi, sim).
– Uống nhiều nước: Ít nhất 1,5 lít/ngày.
– Tăng cường vận động như chạy bộ, đi bộ (đặc biệt là người cao tuổi, sức yếu và người ít vận động).
– Luyện tập: Xoa bụng kết hợp với đi bộ, tạo thói quen đi ngoài đúng giờ.
– Cần áp dụng biện pháp điều trị không dùng thuốc này liên tục trong ít nhất 1 tháng trước khi đánh giá hiệu quả và cân nhắc việc dùng thuốc.
Thuốc điều trị táo bón
Các thuốc làm tăng khối lượng phân
Là các dẫn chất cellulose và polysaccharid không tiêu hóa dược và không hấp thu. Chúng hút nước, trương nở, làm tăng khối lượng phân, nhờ đó kích thích nhu động ruột và làm giảm thời gian lưu chuyển các chất trong ống tiêu hóa. Tác dụng xuất hiện sau khi uống 12 – 24 giờ, có tác dụng tối đa sau 2-3 ngày. Mỗi liều thuốc cần uống cũng khoảng 500ml nước để cho thuốc trương nở hết, tránh gây tắc ruột, thực quản.
Thuốc khá an toàn, ít tác dụng phụ. Là thuốc lựa chọn hàng đầu trong trường hợp táo bón đơn thuần. Thuốc dùng được cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú vì không hấp thu. Không dùng thuốc làm tăng khối lượng phân cho bệnh nhân bị hẹp, loét, dính ruột; mất trương lực đại tràng.
Thuốc nhuận tràng thẩm thấu.
Gồm hai nhóm: + Glycerin, lactulose, sorbitol.
+ Các muối vô cơ (magnesi sulfat, natri sulfat…).
Thuốc nhuận tràng thẩm thấu làm tăng áp suất thẩm thấu trong lòng ruột, giữ nước trong lòng ruột, nhờ vậy làm mềm phân. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng kích thích nhu động ruột.
Glycerin có tác dụng sau 15 – 30 phút, lactulose cần 24 – 48 giờ, các muối magnesi và natri tác dụng sau 15 phút – 6 giờ (thuốc thụt trực tràng chứa muối phosphat có tác dụng sau 2 – 15 phút). Bệnh nhân cần uống nhiều nước khi dùng các thuốc nhóm này.
Không nên dùng kéo dài các thuốc nhuận tràng muối vì có thể gây rối loạn dịch và điện giải. Không dùng muối magnesi cho bệnh nhân có bệnh tim, thận vì thuốc có thể hấp thu gây buồn ngủ, lú lẫn. Liều cao có thể gây tăng huyết áp.
Có nhiều cách để chữa bệnh táo bón
Thuốc nhuận tràng kích thích
Gồm các dẫn chất anthraquinon (casanthrol, danthron, senna…) và diphenylmethan (bisacodyl…).
Thuốc kích thích vào các đầu dây thần kinh ở thành ruột làm tăng nhu động ruột, đồng thời giữ nước ở đại tràng. Thuốc có tác dụng sau 6 – 12 giờ nên thích hợp để dùng trước khi đi ngủ và tạo cảm giác cần đi ngoài vào sáng hôm sau.
Các Dược sĩ tư vấn rằng không nên dùng các thuốc này kéo dài vì có thể gây rối loạn nước, điện giải và mất trương lực chức năng đại tràng.
Thuốc làm mềm phân và thuốc làm trơn
Các thuốc này có tác dụng làm giảm độ cứng của khối phân, làm cho phân dễ lưu chuyển trong ruột.
Thuốc tác dụng tốt trong trường hợp đi ngoài đau, ví dụ như với bệnh nhân bị trĩ hay nứt hậu môn. Thuốc được khuyên dùng cho những bệnh nhân cần tránh gắng sức rặn khi đi ngoài (hồi phục sau đột quỵ, nhồi máu cơ tim, phẫu thuật trực tràng…); phù hợp với táo bón ở người cao tuổi.
Thuốc làm mềm phân: Gồm các muối calci, kali, natri của dioctyl sulfosuccinat (Docusat). Chúng có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt, nước dễ thấm vào phân, làm mềm phân, dễ đi ngoài. Thuốc có tác dụng sau 1-3 ngày khi dùng đường uống, sau 2 – 15 phút nếu dùng đường trực tràng. Thuốc chủ yếu được dùng để đề phòng táo bón.
Thuốc làm trơn lòng ruột: Hay được dùng là dầu parafin lỏng. Thuốc làm giảm hấp thu các vitamin tan trong dầu A, D, E, K nên hiện ít được dùng. Dầu parafin có thể hấp thu gây ra những u parafin ở màng treo của ruột. Thuốc có thể hít vào phổi gây viêm phổi nên cần tránh dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi, người cao tuổi, ốm yếu và không được dùng thuốc ngay trước khi đi nằm ngủ. Thuốc có thể ra qua hậu môn gây viêm, ngứa hậu môn.
Nguồn: duocsi.edu.vn