Search
Thứ Sáu 22 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ cơ chế hoạt đông của thuốc Tedavi

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (6 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Thuốc Tedavi có thành phần chủ yếu Amoxicillin được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp nhẹ hoặc viêm tai giữa hoặc viêm xoang…  Vậy cơ chế tác dụng của thuốc Tedavi là gì?

Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ cơ chế hoạt đông của thuốc Tedavi

Cơ chế tác dụng của thuốc kháng sinh Tedavi

Thuốc Tedavi có chứa thành phần Amoxicillin thuộc nhóm kháng sinh đường uống phối hợp với một chất ức chế beta-lactamase, kali, clavulanat. Amoxicillin cũng tương tự như ampicillin có nguồn gốc từ những nhân penicillin cơ bản, và  acid 6-aminopenicillanic.

Acid Clavulanic trong thuốc Tedavi được tạo thành từ sự lên men của treptomyces clauvuligéu – thuộc nhóm beta- lactamse có cấu trúc liên quan tới những penicillin và có khả năng vô hiệu hoá nhiều loại betalactamase bằng cách ngăn chặn những vị trí hoạt động của loại enzyme này. Acid Clavulanic chủ yếu có tác dụng chống lại những hoạt động của plasmid trung gian với những beta-lactamase thường là nguyên nhân gây ra sự đề kháng với penicillin và những cephalosporin.

Acid Clavulanic không gây ảnh hưởng tới tính chất dược động học của thuốc Tedavi. Khi hợp chất Amoxicillin và Kali Clavulanat được đưa vào cơ thể sẽ hấp thu ở đường tiêu hoá. Khả năng sinh khả dụng thông qua đường uống của thành phần trong thuốc Tedavi tương ứng 90% Amoxicillin và 75% Clavulanat. Một số hợp chất này hoạt động không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Và nồng độ thuốc khi vào trong cơ thể đạt đỉnh trong huyết thanh khoảng 1 giờ sau khi uống. Nồng độ Amoxicillin của thuốc Tedavi cũng đạt mức độ đỉnh tượng tự như khi dùng Amoxicillin đơn lẻ với liều tương tự. Khi tăng liều uống thành phần Amoxicillin lượng hấp thụ qua đường tiêu hoá có thể giảm và nồng độ huyết thanh cũng như diện tích dưới đường cong của thuốc có thể tăng theo tuyến tính với việc tăng liều dùng. Cả hai thành phần của thuốc Tedavi đều có khả năng gắn với protein huyết thanh ở mức độ thấp.

Dược sĩ Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết khi thuốc Tedavi vào cơ thể sẽ được khuếch tán tốt ở dịch trong tai giữa, dịch ổ bụng, dịch màng phổi, nước tiểu… Đặc biệt Amoxicillin có khả năng khuếch tán tốt ở hầu hết những mô và dịch của cơ thể, tuy nhiên trừ dịch não tuỷ. Khi màng não bị viêm, quá trình xâm nhập của Amoxicillin và acid Clavulanic sẽ tăng lên. Theo nghiên cứu có khoảng 10% Amoxicillin và 50% acid Clavulanic được chuyển hoá ở gan.

Thuốc Tedavi được thải trừ chủ yếu qua thận. Sau khi dùng thuốc bằng đường uống, người bệnh có chức năng thận bình thường sẽ có thời gian bán thải hợp chất trong thuốc khoảng 1.3 giờ cho Amoxicillin và 1 giờ cho acid Clavulanic.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tuyển sinh Cao đẳng Dược chính quy năm 2022

Chỉ định và chống chỉ định dùng thuốc Tedavi

Thuốc Tedavi được chỉ định dùng cho những tình huống:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp ở mức độ nhẹ gây bởi những chủng như: H. Influenzae và M.catarrhalis sản sinh beta – lactamase.
  • Viêm tai giữa gây ra bởi những chủng như: H. Influenzae và M.catarrhalis đồng thời sản sinh beta lactamase
  • Viêm xoang do những chủng H. Influenzae và M.catarrhalis sản sinh beta lactamase
  • Nhiễm khuẩn da và ảnh hưởng cấu trúc da cho những chủng S. aureus, E.coli và Klebsiella spp đồng thời sản sinh beta – lactamase.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu cho những chủng như: E.coli và Klebsiella spp và Enterobacter spp sinh beta – lactamase.

Giảng viên lớp văn bằng 2 Cao đẳng Dược TpHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyến cáo thuốc Tedavi có thể chống chỉ định với một vài tình huống như: người bệnh có tiền sử dị ứng với những thành phần của thuốc có chứa penicillin, hoặc một số tình huống có phản ứng chéo với kháng sinh beta-lactam khác, hoặc người bệnh có tiền sử vàng da, suy gian do suy giảm chức năng gan khi dùng amoxicillin hoặc acid Clavulanic hoặc penicillin.

Dược sĩ tư vấn thông tin về thuốc Tedavi chỉ mang tính chất tham khảo! Tổng hợp từ các trang tin y khoa và mang tính chất chia sẻ, người bệnh không tự ý áp dụng theo!

 

Tổng hợp bởi: duocsi.edu.vn