Search
Thứ Sáu 22 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Dược sĩ cảnh báo 9 sai lầm thường gặp khi dùng thuốc giảm đau

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Tương tác thuốc với thực phẩm hay những sai lầm dễ mắc phải sẽ là nguyên nhân gây bệnh thậm chí tử vong. Dược sĩ cảnh báo 9 sai lầm sau bạn nên nhớ.

thuoc-4

1. Nếu 1 là tốt, 2 có lẽ tốt hơn:

Một số người khi dùng liều thuốc đầu tiên để giảm đau, nhưng sau vài phút không thấy đau giảm lại tiếp tục uống thêm một liều nữa với suy nghĩ “một liều đã tốt rồi thì 2 liều có lẽ tốt hơn”. Đây là sai lầm dễ mắc phải. Thường khi bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau cho bạn, họ đã phải cân nhắc về lợi ích và tác hại để đưa ra liều cho tác dụng tốt nhất với tác dụng phụ ít nhất. Việc tăng gấp đôi hoặc gấp ba liều lượng sẽ không làm tăng tác dụng điều trị mà ngược lại nó có thể làm tăng tác dụng phụ có hại.

Một trường hợp khác cũng vô cùng tai hại đó là dùng cùng lúc nhiều loại thuốc giảm đau mà bạn có như paracetamol, ibuprofen và naproxen…, điều này cũng làm gia tăng các tác dụng phụ có hại mà bạn có thể gặp phải.

Bởi vậy, nếu bạn đã uống thuốc giảm đau đúng chỉ dẫn về liều lượng mà sau một thời gian nó vẫn không kiểm soát cơn đau, bạn không được tăng liều gấp đôi hoặc dùng thêm thuốc khác, mà cần gặp bác sĩ để bác sĩ có thể thay đổi phương thức điều trị cho bạn.

2. Không trao đổi với dược sĩ:

Các quảng cáo giới thiệu thuốc đều khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”, nhưng quả thật không phải dễ dàng để đọc và hiểu được các hướng dẫn đó. Bởi vậy, bạn nên đề nghị với dược sĩ hoặc người bán thuốc hướng dẫn bạn cặn kẽ cách dùng thuốc và các nguy cơ ngay tại cửa hàng.

3. Tích trữ thuốc hết hạn:

Lý do là thuốc được lưu trữ ở nhà bắt đầu phân hủy ngay sau khi hết hạn, đặc biệt đúng với các thuốc giữ trong môi trường ẩm ướt của tủ thuốc phòng tắm. Dùng thuốc quá hạn sẽ không còn tác dụng chữa bệnh, thậm chí bạn còn có thể bị ngộ độc do các sản phẩm phân hủy của thuốc.

thuoc-6

4. Uống thuốc giảm đau cùng với rượu, bia:

Sai lầm này làm tăng hiệu quả của nhau. Rượu làm bạn say và một số thuốc giảm đau làm tăng cảm giác đó. Trong một số trường hợp khác, rượu làm bạn đau đầu và bạn dùng thuốc giảm đau để chữa. Nhưng bạn cần nhớ rằng, sử dụng kết hợp thuốc giảm đau và rượu sẽ làm tăng tác hại lên gan, vì bản thân rượu và thuốc giảm đau riêng rẽ đều là những thứ không tốt cho gan.

Đó là lý do tại sao nhiều loại thuốc được gán nhãn “no alcohol” (không dùng đồ uống có cồn). Nhãn này được ký hiệu bởi một cái ly rượu, xung quanh là ký hiệu “không” mang tính quốc tế với vòng tròn và dấu gạch chéo. Ký hiệu này được áp dụng cho cả rượu và bia.

5. Tương tác thuốc:

Trước khi dùng bất cứ loại thuốc giảm đau nào, bạn hãy nghĩ xem mình có đang dùng một loại thuốc, thảo dược hay thực phẩm chức năng nào khác hay không. Một vài loại thuốc và thực phẩm chức năng này có thể tương tác với thuốc giảm đau hoặc làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.

Ví dụ, aspirin có thể ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc tiểu đường non-insulin; codeine và oxycodone có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống trầm cảm.

6. Quá liều do dùng thuốc cùng hoạt chất:

Nhiều người thường dùng thuốc giảm đau OTC và thậm chí cả thuốc giảm đau theo đơn mà không đọc nhãn và thành phần của thuốc. Có nghĩa là họ thường không biết được loại thuốc họ đang dùng. Điều đó không bao giờ là một ý tưởng tốt, vì có thể bạn sẽ dùng các thuốc có cùng thành phần và gây nên tình trạng quá liều.

thuoc-3

7. Uống thuốc khi lái xe:

Thuốc giảm đau có thể làm cho bạn buồn ngủ và gây nguy hiểm khi lái xe. Nhưng không phải ai cũng có phản ứng giống nhau với các loại thuốc. Vì vậy các chuyên gia khuyên bạn nên thử trước loại thuốc đó ở nhà để xem nó có gây cho bạn cảm giác buồn ngủ hay không.

8. Chia sẻ đơn thuốc với người khác:

Đây là điều rất phổ biến ở Việt Nam và thậm chí là cả ở những nước phát triển. Điều này rất nguy hiểm cho người được chia sẻ vì có thể gây ra cho họ tình trạng dị ứng, tương tác thuốc hoặc quá liều.

9. Bẻ viên thuốc không được bẻ:

Viên thuốc thực sự là những cái máy nhỏ để vận chuyển thuốc. Chúng sẽ không còn hữu dụng khi chúng bị bẻ ra theo cách không được phép. Cần lưu ý, chỉ những viên thuốc có khía rãnh mới được phép bẻ ra, còn tất cả các thuốc không có rãnh đều không được bẻ.

Theo lusinespace.com