Search
Thứ Bảy 27 Tháng Bảy 2024
  • :
  • :

Đừng coi thường các triệu chứng của bệnh chuột rút!

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Đối với nhiều người, chuột rút chỉ được coi là một bệnh thông thường, nhưng nếu không chú ý thì đó có thể là biểu hiện của một số bệnh nguy hiểm mà chúng ta không ngờ tới.

Tình trạng chuột rút diễn ra đột ngột, gây đau đớn cho bệnh nhân

Tình trạng chuột rút diễn ra đột ngột, gây đau đớn cho bệnh nhân

Ai cũng có thể bị chuột rút

Theo kiến thức y dược, chuột rút là tình trạng co thắt cơ bắp một cách đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, khiến bệnh nhân không thể cử động được. Bệnh hay xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng.

Nguyên nhân dẫn đến chuột rút thường do đứng hoặc ngồi quá lâu, tập luyện hoặc lao động chân tay quá mức, sai tư thế, cơ thể bị thiếu nước. Các biểu hiện của chuột rút thường kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn từ vài giây đến vài phút, sờ chỗ đau thấy cơ bị co cứng. Tuy nhiên, sau khi bị chuột rút, người bệnh có thể cử động lại bình thường.

Những căn bệnh nguy hiểm liên quan đến chứng chuột rút

Chuột rút có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm

Chuột rút có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc một số bệnh nguy hiểm

Theo các nguồn tin tức y tế, trong đa số trường hợp chuột rút là lành tính và là triệu chứng đơn độc. Tuy nhiên, nếu đi kèm một số các triệu chứng khác thì có thể có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nào đó.

Bệnh động mạch ngoại biên

Động mạch ngoại biên là  căn bệnh liên quan đến động mạch cung cấp máu cho tứ chi và các cơ quan bụng. Nó có thể dẫn đến chứng phình mạch hoặc làm tắc nghẽn thành động mạch do bị tích tụ mỡ (xơ vữa động mạch), từ đó gây ra hẹp lòng mạch máu, giảm lưu lượng máu đến các cơ quan. Đau chân, chuột rút, bỏng rát vùng ống chân có thể là triệu chứng của căn bệnh này. Nếu bạn bị chuột rút ở bắp chân, đùi hay vùng hông khi đi bộ. Triệu chứng này biến mất sau vài phút nghỉ ngơi, và quay lại khi bạn đi tiếp thì cần đến gặp bác sĩ để sớm được tư vấn

Bệnh đa xơ cứng

Chuột rút chuột cũng có thể bắt nguồn từ rối loạn thần kinh đa xơ cứng. Một số người mắc căn bệnh này cho biết, họ thường xuyên gặp phải tình trạng khó thả lỏng cơ bắp, cứng và bó cơ, nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh có thể gây ra tê liệt cơ hoàn toàn, dẫn đến tàn tật.

Suy giảm hoạt động tuyến giáp

Tuyến giáp hoạt động không hiệu quả cũng có thể gây ra chứng chuột rút. Rối loạn tuyến giáp về lâu dài có thể gây ra tổn thương thần kinh, làm giảm khả năng truyền dẫn tín hiệu giữa não bộ, tủy sống và các chi. Có nhiều người đã tìm đến các dược sỹ tư vấn để được tư vấn sử dụng thuốc khi cảm nhận thấy những cơn đau nhức như chuột rút nhưng không rõ nguyên nhân.

Cách phòng ngừa chuột rút hiệu quả

dd-36-1508451702_750x450

Cách phòng ngừa chuột rút hiệu quả

Để tránh xảy ra tình trạng mắc bệnh mới lo chạy chữa, gây hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe, mỗi người cần biết tự “lắng nghe cơ” thể để phòng tránh sớm các nguy cơ gây bệnh. Dưới đây, các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tư vấn cách phòng ngừa chuột rút hiệu quả:

  • Cần uống nước đầy đủ trước, trong và sau khi luyện tập để bù khoáng cho cơ thể.
  • Khởi động thật kỹ trước khi vận động, trước mỗi buổi tập, tập thả lỏng cơ bắp sau mỗi lần tập luyện.
  • Tập những bài thể dục nhẹ trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy.
  • Khi ngồi lâu cần thay đổi tư thế, để máu dễ dàng, đồng thời thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, hạn chế dung các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia để giữ gìn một cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.

Khi gặp các hiện tượng như chuột rút nặng và kéo dài, chuột rút sau khi tiếp xúc với nguồn độc cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị và được tư vấn sử dụng thuốc phù hợp.

Chuột rút tuy là bệnh thông thường nhưng cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ gây bệnh. Mỗi người cần tự trang bị kiến thức để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Trên đây là những lưu ý liên quan đến những triệu chứng của bệnh chuột rút giúp các bạn tham khảo và phòng ngừa bệnh. Để tìm hiểu rõ hơn về chứng chuột rút và các bệnh liên quan, các bạn có thể tìm hiểu thêm qua các trang tin tức y tế để có thêm những kiến thức y học cho mình.

                       Nguồn: duocsi.edu.vn