Search
Thứ Bảy 27 Tháng Bảy 2024
  • :
  • :

Dấu hiệu nhận biết bệnh quai bị và cách phòng tránh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bệnh quai bị là một căn bệnh nguy hiểm gây sưng tấy và khó chịu. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh nặng hơn sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.

Bệnh quai bị có nguy hiểm không?

Bệnh quai bị có nguy hiểm không?

Tìm hiểu về bệnh quai bị và cách phòng ngừa

Theo kênh tuyển sinh Y dược chính quy quai bị là một loại bệnh truyền nhiễm, có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào. Trong đó trẻ em 5 đến 8 tuổi dễ bị nhất, người lớn ít mắc. Bệnh này gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, nặng nhất là vô sinh. 

Nghiên cứu cho thấy một trong những biến chứng nguy hiểm và để lại hậu quả nặng nề của quai bị là gây viêm teo tinh hoàn ở nam giới (chiếm tỷ lệ cao) hoặc suy buồng trứng ở nữ giới (chiếm tỷ lệ thấp). Các chuyên gia khuyến cáo người mắc bệnh quai bị cần được phát hiện và điều trị kịp thời, có chế độ kiêng hợp lý để không gây biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân gây bệnh quai bị

Bệnh có trên toàn thế giới và chỉ xuất hiện ở người. Theo giảng viên dạy Trung cấp Y bệnh thường hay gặp ở trẻ nhỏ và lứa tuổi vị thành niên, người lớn cũng có thể mắc nhưng tỷ lệ là thấp hơn. Bệnh do virus lây nhiễm thông qua đường hô hấp và con đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi.

Nguyên nhân gây bệnh quai bị

Nguyên nhân gây bệnh quai bị

Vấn đề lây qua đường phân và nước tiểu hiện vẫn chưa được xác nhận dù virus quai bị có khả năng tồn tại trong nước tiểu khoảng 2-3 tuần. Lúc mắc bệnh, virus nhân lên trong khoang hầu và hạch bạch huyết. Virus tăng cao trong huyết thanh khoảng 12-15 ngày sau nhiễm và lan ra các cơ quan khác. 6 ngày là thời gian lây nhiễm cơn toàn phát sưng tuyến mang tai.

Một số triệu chứng của bệnh quai bị

Một số triệu chứng bệnh quai bị thường gặp như:

  • Khi mới nhiễm virus quai bị, bệnh nhân cảm thấy khó chịu, sợ gió, nhức đầu, đau trước tai, khó nhai (xuất hiện khoảng một đến hai ngày).
  • Bệnh nhân có hiện tượng sốt cao trên 40 độ C trong 3 đến 4 ngày, chảy nước bọt.
  • Một bên má (tuyến mang tai) bắt đầu sưng to, sau một hoặc vài ngày sẽ lan sang bên kia gây đau khi nuốt nước bọt.
  • Không tấy đỏ ở chỗ sưng đau, da bóng lên, ấn không lún, không hóa mủ, họng hơi đỏ, lỗ ống Stenon hơi tấy lên.

Cách điều trị và phòng bệnh quai bị

Qua quá trình nghiên cứu và thực hành các học viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược đã đưa ra một số cách phòng và điều trị quai bị mọi người có thể tham khảo:

  • Cần hạ sốt, hạ thân nhiệt cho bệnh nhân bằng khăn ấm.
  • Người mắc bệnh nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác để phòng tránh lây nhiễm. Chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ. Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bôi, đắp lên vùng bị sưng để tránh bị nhiễm độc.
  • Cách ly người bệnh khoảng 2 tuần từ khi phát hiện bệnh.
  • Kiêng nước lạnh, kiêng gió.
  • Nghỉ ngơi, hạn chế vận động (đặc biệt là khi phát hiện tinh hoàn có hiện tượng sưng đau).
  • Vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng chuyên dụng. Như thế sẽ giảm tình trạng khô miệng và tránh để vi khuẩn có môi trường thuận lợi phát triển.
  • Ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Không ăn đồ nếp, cá mè, cá chép.
  • Ăn đa dạng các loại rau xanh và quả tươi giúp bổ sung các loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tăng khả năng miễn dịch.
  • Trong trường hợp sốt cao liên tục, không hạ sốt được hoặc thấy xuất hiện biến chứng cần sớm đưa đến bệnh viện.

Nguồn: duocsi.edu.vn