Search
Chủ Nhật 8 Tháng Mười Hai 2024
  • :
  • :

Cần làm gì khi bị cholesterol cao?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (3 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Cholesterol luôn được cảnh báo là chất gây nguy hiểm tới sức khỏe, đặc biệt là người già. Vậy trong trường hợp Cholesterol cao chúng ta nên làm gì?

Khi bị cholesterol cao chúng ta nên làm gì?

Khi bị cholesterol cao chúng ta nên làm gì?

Định nghĩa về tình trạng cholesterol cao

Cholesterol chất béo có nguồn gốc steroid màu vàng nhạt, được vận chuyển trong huyết tương và có mặt ở màng tế bào của các mô trong cơ thể. Cholesterol cao là tình trạng nồng độ cholesterol trong cơ thể cao hơn giới hạn bình thường. Vai trò của cholesterol là tạo nên các tế bào khỏe mạnh nhưng nếu nồng độ cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Bởi vì khi nồng độ cholesterol cao rất dễ bị lắng đọng trong các thành mạch máu lâu dần sự tích tụ này có thể làm cản trở sự vận chuyển của máu qua động mạch khiến tim, não không nhận đủ máu và oxy dẫn đến xuất hiện những cơn đau tim thậm chí là đột quỵ.

Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng cholesterol cao

Theo các dược sĩ tư vấn thì tình trạng cholesterol cao không có dấu hiệu hay triệu trứng đặc trưng nào, bạn chỉ phát hiện ra khi làm xét nghiệm máu. Vì vậy lời khuyên hữu ích là kể từ năm 20 tuổi trở đi bạn nên làm xét nghiệm kiểm tra nồng độ cholesterol máu định kì 4 đến 6 năm một lần.

Cholesterol phải gắn với protein mới được vận chuyển trong máu. Có hai loại protein chịu trách nhiệm vận chuyển cholesterol là:

  • Lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL) có chức năng vận chuyển cholesterol đi khắp cơ thể dễ dẫn cholesterol-LDL tích tụ ở thành động mạch khiến thành động mạch bị cứng, hẹp lâu dần gây xơ vữa nên còn được gọi là cholesterol xấu.
  • Lipoprotein tỉ trọng cao (HDL) có chức năng thu hồi các cholesterol dư thừa trong máu và đưa chúng trở lại gan nên còn được gọi là cholesterol tốt.

Tình trạng cholesterol cao hay gặp ở người bị béo phì hoặc không vận động nhiều. Chế độ ăn không hợp lý, ăn nhiều chất béo bão hòa như mỡ và nội tạng động vật, bánh kẹo, đồ chiên rán, thịt đỏ, sữa giàu chất béo. Người hút thuốc lá do khói thuốc lá có thể làm tổn thương thành mạch máu khiến chất béo dễ tích tụ. Người bị đái tháo đường do đường huyết cao làm tăng cholesterol LDL và làm giảm cholesterol HDL hoặc làm tổn thương thành các động mạch.

Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh cholesterol sẽ giảm thiếu đang kể

Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh cholesterol sẽ giảm thiếu đang kể

Điều trị hiệu quả tình trạng cholesterol cao

Chẩn đoán tình trạng cholesterol cao bằng cách xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ Cholesterol toàn phần, Cholesterol LDL, Cholesterol HDL và Triglycerides. Bệnh nhân không nên ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trừ nước trong 9-12 giờ trước khi làm xét nghiệm để kết quả chính xác nhất.

Bệnh nhân được khuyên sử dụng thuốc để kiểm soát lượng cholesterol trong máu.

  • Thuốc Statin có tác dụng hạn chế gan sản xuất thêm cholesterol và làm cho gan loại bỏ cholesterol khỏi máu bên cạnh đó statin còn giúp cơ thể tái hấp thu cholesterol từ các lắng đọng ở thành động mạch từ đó giảm nồng độ cholesterol và các biến cố tim mạch.
  • Thuốc Resin kết nối axit mật: Các loại thuốc này hạ cholesterol một cách gián tiếp bằng việc kết hợp với acid mật, kích thích gan sử dụng cholesterol dư thừa để tạo thêm các acid mật mới, làm giảm nồng độ cholesterol trong máu.
  • Thuốc ức chế hấp thu cholesterol (ezetimibe) giúp giảm nồng độ cholesterol trong máu bằng cách hạn chế sự hấp thu cholesterol từ thức ăn.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì người bệnh cũng cần chú ý tới vấn đề sức khỏe đời sống. Giảm ăn các loại thực phẩm chứa chất béo bão hòa, chất béo đồng phân trans: như mỡ, nội tạng động vật, thịt đỏ…tránh các thực phẩm chiên rán. Chọn chất béo không bão hòa như: dầu thực vật, dầu oliu, dầu đậu nành, dầu hướng dương… Bổ sung chất xơ hòa tan vào chế độ ăn, chất xơ có trong yến mạch, trái cây, rau của quả. Thay đổi thói quen ăn vặt từ bỏ đồ chiên, bánh ngọt, snack thay bằng hoa quả và các loại hạt ngũ cốc. Tập thể dục thường xuyên, từ bỏ thuốc lá, làm xét nghiệm máu định kì.

Chỉ cần duy trì và áp dụng những cách trên thì lượng cholesterol trong người sẽ giảm đáng kể, hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Nguồn: duocsi.edu.vn