Search
Thứ Sáu 22 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Bác sĩ tư vấn những điều cần lưu ý của bệnh viêm khớp dạng thấp

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Viêm khớp dạng thấp là một trong các bệnh khớp mạn tính thường gặp nhất. Về lâm sàng, bệnh gặp chủ yếu ở nữ giới, tuổi trung niên, bệnh thường diễn biến mạn tính xen kẽ các đợt viêm cấp tính. Điều trị không đúng bệnh có thể dẫn tới tàn phế.

bệnh viên khớp dạng thấp hay gặp chủ yếu ở nữ giới, tuổi trung niên

bệnh viên khớp dạng thấp hay gặp chủ yếu ở nữ giới, tuổi trung niên

Để có thể hiểu hơn về bệnh , chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Bác sỹ đa khoa  Chu Hòa Sơn hiện đang công tác và giảng dạy tại trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur để có thêm thông tin chính xác về bệnh.

Thưa bác sỹ : xin cho hỏi căn nguyên nào dẫn tới bệnh Viêm Khớp Dạng Thấp?

Trả lời :

Viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis) là bệnh tự miễn, diễn biến mạn tính. Bệnh được đặc trưng bởi tình trạng viêm các khớp nhỏ nhở có tính chất đối xứng, có dấu hiệu cứng khớp buổi sáng và thường có mặt của yếu tố dạng thấp trong huyết thanh đôi khi có tổn thương nội tạng.

Bệnh chưa rõ nguyên nhân, và thấy có sự liên quan đến nhiễm khuẩn đặc biệt có liên quan đến virut Epsten Barr , cơ địa (nữ giới, trung niên, yếu tố HLA) và rối loạn đáp ứng miễn dịch trong đó vai trò của lympho B (miễn dịch dịch thể), lympho T (miễn dịch qua trung gian tế bào), đại thực bào… với sự tham gia của các tự kháng thể (anti CCP, RF…) và các cytokines (TNFα, IL6, IL1…)

Cơ chế bệnh sinh viên khớp dạng thấp

Cơ chế bệnh sinh viên khớp dạng thấp

Thưa bác sỹ , xin cho hỏi triệu chứng của bệnh biểu hiện như thế nào ?
Trả lời :

Hiện nay Tiêu chuẩn của Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR) 1987  vẫn đang được áp dụng rộng rãi nhất trên thế giới và Việt Nam đối với thể biểu hiện nhiều khớp và thời gian diễn biến viêm khớp trên 6 tuần để chẩn đoán bệnh
+ Cứng khớp buổi sáng kéo dài trên 1 giờ.
+ Viêm tối thiểu ba nhóm khớp: sưng phần mềm hay tràn dịch tối thiểu 3 trong
số 14 nhóm khớp sau (kể cả hai bên): khớp ngón gần bàn tay, khớp bàn ngón tay, khớp cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân.
+ Viêm các khớp ở bàn tay: sưng tối thiểu một nhóm trong số các khớp cổ tay,
khớp ngón gần, khớp bàn ngón tay.
+ Viêm khớp đối xứng.
+ Hạt dưới da.
+ Yếu tố dạng thấp trong huyết thanh dương tính.
+ Dấu hiệu X quang điển hình của VKDT: chụp khớp tại bàn tay, cổ tay hoặc
khớp tổn thương: hình bào mòn, hình hốc, hình khuyết đầu xương, hẹp khe khớp, mất chất khoáng đầu xương.

Hình ảnh phân biệt viên thấp dạng khớp

Hình ảnh phân biệt viên thấp dạng khớp

Chẩn đoán xác định: khi có ≥ 4 tiêu chuẩn. Triệu chứng viêm khớp (tiêu chuẩn
1- 4) cần có thời gian diễn biến ≥ 6 tuần và được xác định bởi thầy thuốc.

Hỏi : Bệnh Viêm khớp dạng thấp điều như thế nào là hợp lý ?
Trả lời :

Bệnh viêm khớp dạng thấp cần điều trị toàn diện, tích cực, dài hạn và theo dõi thường xuyên. Các thuốc điều trị cơ bản hay còn gọi là nhóm thuốc DMARDs (Disease-modifying antirheumatic drugs) kinh điển (methotrexate, sulfasalazine, hydroxychloroquine…) có vai trò quan trọng trong việc ổn định bệnh và cần điều trị kéo dài.

Các thuốc sinh học còn được gọi là DMARDs sinh học (kháng TNF α, kháng Interleukin 6, kháng lympho B) được chỉ định đối với thể kháng điều trị với DMARDs kinh điển, thể nặng hoặc tiên lượng nặng. Khi sử dụng thuốc sinh học, cần có ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa cơ xương khớp và thực hiện đúng quy trình làm các xét nghiệm tầm soát lao, viêm gan (virus B, C), chức
năng gan thận, đánh giá hoạt tính bệnh bằng chỉ số DAS 28, CDAI, SDAI…]

Thuốc chữa bệnh viêm thấp dạng khớp

Thuốc chữa bệnh viêm thấp dạng khớp

Các biện pháp hỗ trợ kèm theo
+ Tập luyện, hướng dẫn vận động chống co rút gân, dính khớp, teo cơ.

Trong đợt viêm cấp: để khớp nghỉ ở tư thế cơ năng, tránh kê, độn tại khớp. Khuyến
khích tập ngay khi triệu chứng viêm thuyên giảm, tăng dần, tập nhiều lần trong ngày, cả chủ động và thụ động theo đúng chức năng sinh lý của khớp.
+ Phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, tắm suối khoáng, phẫu thuật chỉnh hình
(cắt xương sửa trục, thay khớp nhân tạo khi có chỉ định).
Phòng ngừa và điều trị các biến chứng của điều trị, các bệnh kèm theo:
+ Viêm, loét dạ dày tá tràng: cần chủ động phát hiện và điều trị vì trên 80% bệnh

nhân không có triệu chứng lâm sàng.
+ Phòng ngừa (khi có các yếu tố nguy cơ) và điều trị bằng thuốc ức chế bơm
proton, kèm thuốc điều trị Helicobacter Pylori (nếu có nhiễm HP).
+ Khi sử dụng cortisteroid bất cứ liều nào trên 01 tháng, cần bổ xung calci,
vitamin D để phòng ngừa loãng xương. Nếu bệnh nhân có nguy cơ loãng xương cao có thể sử dụng bisphosphonates. Khi đã có loãng xương, tùy theo mức độ loãng xương, tuổi, giới và điều kiện cụ thể của người bệnh mà lựa chọn các thuốc phù hợp (thường là bisphosphonate).
+ Thiếu máu: acid folic, sắt, vitamin B12…

. Các phương pháp khác
– Điều trị tại chỗ: tiêm corticoid tại các khớp còn viêm sau khi đã điều trị toàn thân.

– Phục hồi chức năng: nhằm làm giảm cứng và đau khớp, chống dính khớp; khuyến khích bệnh nhân tự vận động và tự phục vụ các sinh hoạt của bản thân.
– Nội soi rửa khớp: chỉ định khi viêm một vài khớp kéo dài khó kiểm soát.
– Điều trị ngoại khoa: cắt bỏ màng hoạt dịch (hiện ít được chỉ định), thay khớp nhân tạo khi khớp giảm chức năng nặng.

Nguồn: duocsi.edu.vn