Search
Thứ Sáu 22 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Bác sĩ cảnh báo chớ nên coi thường bệnh thủy đậu?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Nhiều người vẫn nghĩ bệnh thủy đậu là 1 bệnh nhẹ, ngoài da và lành tính nhưng thật ra đây là 1 bệnh mà chúng ta không nên coi thường, nhất là đối với trẻ em.

Biểu hiện của bệnh thủy đậu

Biểu hiện của bệnh thủy đậu

Vậy chúng ta cần hiểu thế nào về bệnh thủy đậu, hãy xem các bác sĩDược sĩ của Truong Cao dang Duoc Sai Gon tư vấn để nắm rõ về bệnh này

 Câu hỏi: Thưa bác sĩ, bác sĩ có thể cho biết bệnh thủy đậu là bệnh gì?

Trả lời:

Chào bạn, chúng tôi rất vui khi được tư vấn về các bệnh thường gặp trong cộng đồng thế này.

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do một chủng virus herpes có tên là virus Varicella – Zoster gây ra.

 Bệnh rất dễ lây, trở thành dịch, thường xảy ra vào mùa xuân- hè. Bệnh Thủy đậu có thể lây truyền từ người này sang ngừơi khác thông qua các con đường sau. Đường lây chủ yếu là qua dịch tiết đường hô hấp: khi người bệnh nói, hắt hơi, chảy mũi,ho… thì các vi rút sẽ theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài không khí rồi xâm nhập vào người lành. Thứ hai là lây qua tiếp xúc trực tiếp với dịch các nốt phỏng nước trên da (khi các nốt bị vỡ ra, dính vào quần áo,chăn màn… ).Đặc biệt, phụ nữ mang thai nếu bị nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây cho thai nhi qua nhau thai...

Câu hỏi: Vậy theo Dược sĩ những dấu hiệu nào để biết một người đang mắc bệnh thủy đậu?

Trả lời:

   Bệnh thủy đậu điển hình trải qua các giai đoạn sau:

Thời kì ủ bệnh:  Kéo dài hoảng 2 -3 tuần và  thường không có triệu chứng gì.

Thời kì khởi phát:

Giai đoạn này thường kéo dài từ 2- 3 ngày trước khi xuất hiện các nốt ban. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng: mệt mỏi, nhức đầu, sốt từ 38°-39.5°C, chảy nước mũi, đau họng và ngứa.

Thời kì toàn phát:

Trên da xuất hiện các nốt ban, lúc đầu xuất hiện trên mặt và thân sau đó lan ra tất cả các vùng khác trên cơ thể.Lúc đầu ban có dạng sẩn,sau thành phỏng nước có viền đỏ xung quanh. Các tổn thương có dạng hình tròn hoặc bầu dục.Các nốt phỏng lúc đầu có dịch trong sau trở nên đục. Nếu không có biến chứng, các nốt phỏng này sẽ vỡ ra, khô dần rồi bong vảy để lại vết thâm, không để lại sẹo hoặc sẹo nông. Nhưng nếu bị  bội nhiễm thì có dịch mủ đục sau để lại sẹo lõm.

Các mụn nước của bệnh thủy đậu mọc làm nhiều đợt khác nhau nên trên một vùng da, có thể gặp nhiều dạng khác nhau:các ban đỏ,các phỏng nước trong, các phỏng nước đục, các mụn đóng vẩy, vêt thâm… trong cùng 1 thời gian.

Bệnh thủy đậu gây ra nhiều biến chứng với trẻ em

Bệnh thủy đậu gây ra nhiều biến chứng với trẻ em

Câu hỏi: Thưa bác sĩ, bệnh thủy đậu có nguy hiểm không? Hậu quả và biến chứng của bệnh là gì?

Trả lời:

 Thông thường, thủy đậu được coi là một bệnh lành tính. Nếu không có biến chứng, bệnh có thể khỏi sau khoảng 1-2 tuần và không để lại hậu quả.

Tuy nhiên bệnh cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ em.

Các tổn thương trên da bị bội nhiễm thêm các vi khuẩn khác,gây viêm,gây ngứa. Người bệnh thường gãi nhiều làm vỡ toác ra từ đó để lại những vết sẹo lõm rất xấu, ảnh hưởng đến tâm sinh lý của người bệnh.

Biến chứng nặng hơn là các vi khuẩn có thể xâm nhập từ các mụn nước vào máu gây nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm não,viêm gan… Đây là các biến chứng đe dọa đến tính mạng hoặc để lại di chứng sau này.    

Theo các Dược sĩ tư vấn: Viêm phổi do thủy đậu thường gặp ở người lớn, đặc biệt là phụ nữ mang thai, khi xảy ra thì rất nặng và rất khó điều trị với các triệu chứng như khó thở, đau ngực, tím tái, ho ra máu….

Viêm não do thủy đậu thường gặp ở trẻ nhỏ: trẻ sốt lên, vật vã, kích thích, có khi kèm theo co giật hoặc li bì, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.Nếu không phát hiện và điều trị sớm thường để lại các di chứng thần kinh lâu dài như điếc, chậm phát triển, động kinh …

Phụ nữ mang thai khi bị bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm do sức đề kháng lúc này rất yếu.Nếu thai phụ bị thủy đậu ở 3 tháng đầu của thai kỳ, virus có thể gây sẩy thai hoặc gây ra nhiều dị tật cho con( thủy đậu bẩm sinh)  như sẹo bẩm sinh,chứng đầu nhỏ, co gồng tay chân, bại não,… Còn nếu thai phụ bị thủy đậu trong những ngày sắp sinh hoặc sau sinh sẽ lây sang con làm trẻ bị bệnh rất nặng với các mụn nước nổi rất nhiều và dễ bội nhiễm gây ra các biến chứng như viêm phổi, Viên đường hô hấp, viêm não…

Câu hỏi: Thưa bác sĩ vậy làm thế nào để phòng và điều trị bệnh thủy đậu?

Trả lời:

Thứ nhất là vấn đề phòng bệnh:

Thủy đậu là bệnh dễ lây nhiễm qua đường hô hấp và tiếp xúc trực tiếp với dịch nốt phỏng vì vậy cần có các biện pháp cách ly đối với các nguồn lây nhiễm và vệ sinh cá nhân sạch sẽ.

Khi bị thủy đậu người bệnh nên nghỉ ở nhà để tránh lây lan sang người khác. Tuy nhiên biện pháp này cũng chỉ phòng lây nhiễm ở  mức độ tương đối. Lý do là vì trong thời gian ủ bệnh các triệu chứng chưa xuất hiện, các mụn nước chưa mọc, người bệnh không biết bị mắc bệnh thủy đậu nhưng vẫn có khả năng lây nhiễm virus cho người khác.

Chính vì thế cách phòng bệnh thủy đậu tốt nhất hiện nay vẫn là tiêm chủng. Vaccin phòng thủy đậu là vaccin sống giảm độc lực, được chỉ định cho trẻ em trên 1 tuổi chưa mắc thủy đậu và người lớn chưa có kháng thể với Herpes zoster.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trẻ em từ 1 tuổi đến 12 tuổi cần được tiêm một liều vaccin phòng thủy đậu. 

Trẻ em từ 13 tuổi trở lên và người lớn cần tiêm 2 liều, cách nhau ít nhất 6 tuần.

Phụ nữ có kế hoạch sinh con nên tiêm vaccin phòng  thủy đậu trước khi mang thai 3 tháng, để phòng bệnh hiệu quả và tránh lây truyền sang con.

Không tiêm vaccin thủy đậu cho trẻ suy giảm miễn dịch nặng (trẻ nhiễm HIV có triệu chứng).

Huyết thanh kháng thủy đậu chỉ nên được chỉ định cho những người có nguy cơ bị biến chứng nặng do thủy đậu trong vòng 72 giờ sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh.

Nguyên tắc khi điều trị bệnh thủy đậu

Nguyên tắc khi điều trị bệnh thủy đậu

Thứ hai là vấn đề điều trị khi bị thủy đậu.

Nguyên tắc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và nâng cao sức đề kháng cho người bệnh.

  • Người bệnh nên nghỉ ngơi tại nhà để điều trị và tránh lây nhiễm cho người khác,uống nhiều nước và các vitamin nhóm B, C.
  • Khuyên bệnh nhân không được gãi làm chày xước các vết phỏng, mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tắm nhanh bằng nước ấm.
  • Bệnh nhân có biểu hiên sốt vừa, cao:Sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol với liều thích hợp, lưu ý không dùng aspirin( gây hội chứng Reye)
  • Khi nốt phỏng vỡ bôi các dung dịch sát khuẩn nhẹ (như Betadin,  xanh methylene…) hoặc mỡ Acyclovir để làm se nốt và ngừa bội nhiễm vi khuẩn.Lưu ý không được bôi mỡ tetracyclin, mỡ penicillin…
  • Tránh làm vỡ các nốt thuỷ đậu vì dễ gây bội nhiễm và có thể tạo thành sẹo tồn tại lâu dài.
  • Nếu ngứa nhiều có thể dùng thêm thuốc kháng histamin( uống, bôi)
  • Điều trị kháng virus: uống Acyclovir 800 mg 5 lần/ngày trong 5-7 ngày; trẻ dưới 12 tuổi có thể dùng liều 20 mg/kg 6 giờ một lần. Điều trị có tác dụng tốt nhất khi bắt đầu sớm, trong vòng 24 giờ đầu sau khi phát ban

Tuy nhiên cần lưu ý việc sử dụng thuốc cần có sự tư vấn của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

Vậy là qua sự tư vấn của các bác sĩ trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chúng ta đã nắm rõ hơn về bệnh thủy đậu.Nếu các bạn có vấn đề gì còn băn khoăn có thể  gửi câu hỏi đến các bác sĩ đang công tác tại  trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur để được tư vấn kĩ lưỡng.

Chúng tôi xin cảm ơn sự tham gia của các bác sĩ. Cảm ơn tất cả các bạn đã theo dõi.