Search
Thứ Bảy 27 Tháng Bảy 2024
  • :
  • :

Tự vác bệnh ung thư vào người từ những thói quen ăn uống sau đây

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Cách ăn uống có thể gây ung thư

bua-an

Chính kiểu cách dinh dưỡng, ăn uống không hợp lý có thể tạo điều kiện cho mắc bệnh ung thư, như:

– Ăn quá nhiều mỡ động vật, quá nhiều hydrocarbon tinh (đường rỗng như: kẹo, bánh ngọt), quá nhiều thịt đỏ mà lại thiếu chất xơ sợi (rau quả) đưa đến quá thừa năng lượng.

Các nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy có mối liên quan giữa bệnh ung thư đại trực tràng với chế độ ăn nhiều mỡ, thịt động vật. Tỉ lệ tử vong do mắc ung thư vú tăng theo mức tiêu thụ mỡ.

– Uống quá nhiều các loại rượu trong các bữa ăn. Lưu ý, các loại sản phẩm chứa cồn dùng quá đà làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng, ung thư dạ dày và ung thư thanh quản.

Nhiệt độ của thức ăn, thức uống quá cao cũng là một yếu tố ảnh hưởng: ăn uống nóng quá cũng có thể gây ung thư thực quản.

Ăn ít chất xơ – Ung thư ruột

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra ung thư ruột có liên hệ với thói quen ăn các món nướng, sử dụng thức ăn nhanh, nhiều chất béo và thịt đỏ, ít chất xơ. Thời gian dài tiêu thụ thịt đỏ, thịt gia súc, thịt lợn, thịt cừu, nội tạng động vật các các thực phẩm cholesterol cao sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư đại – trực tràng.

Chất xơ có vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa ung thư đại – trực tràng. Ở một số nước phương Tây, sau khi khuyến cáo người dân ăn 500g rau quả mỗi ngày, tỉ lệ bệnh đã giảm xuống đáng kể. Chất xơ được xếp vào nhóm dinh dưỡng không cung cấp năng lượng, không hấp thu vào máu. Khi vào ruột, chất xơ kích thích nhu động ruột co bóp, giúp phòng táo bón, tống các chất gây ung thư và vi khuẩn có hại ra ngoài. Ngoài ra chất xơ cũng ngăn cản hấp thu các chất béo độc hại.

Lưu ý khi ăn uống để phòng ung thư

Ăn chay

Chế độ ăn không thịt trong một thời gian dài có thể khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng, dẫn đến gầy ốm, suy giảm sức đề kháng, dễ bị bệnh nhiễm trùng. Những người ăn chay cũng có thể rơi vào tình trạng cơ thể hấp thụ quá nhiều tinh bột, đường và dầu béo có năng lượng cao, từ đó dẫn đến thừa cân, béo phì.

Ăn không đúng bữa, đúng giờ

Sáng sớm bạn không ăn mà nhịn đến gần trưa mới “ăn sáng” sẽ ảnh hưởng đến não, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch, dễ sinh ra các căn bệnh mãn tính, bệnh béo phì, sức đề kháng giảm và tạo cơ hội cho tế bào ung thư phát triển trong cơ thể. Buổi tối ăn quá muộn, quá no sẽ khiến dạ dày không kịp tiêu hóa, dễ dẫn đến béo phì, mất ngủ, mắc bệnh tiêu hóa và bệnh về đường ruột, thậm chí gây ra loét dạ dày, ung thư dạ dày.

Ăn thức ăn còn thừa

Thức ăn thừa từ nhiều ngày trước, rau quả hay các loại hạt tích trữ từ lâu đã có dấu hiệu hư hỏng, nếu vì không muốn lãng phí mà ăn những đồ này sẽ gây hại cho đường ruột, tạo cơ hội cho nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh và chất gây ung thư xâm nhập vào cơ thể. Ăn nhiều thực phẩm tươi sống giàu vitamin có thể ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tự do và tế bào ung thư trong cơ thể.

Nguồn: Duocsi.edu.vn