Search
Chủ Nhật 24 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Rửa mắt đúng cách để phòng bệnh đau mắt đỏ

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Rửa mắt đúng cách để phòng bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ được biểu hiện chính bằng mắt đỏ và có ghèn. Người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai, cảm thấy khó chịu ở mắt, sau đó cộm như có cát, mắt nhiều dử, buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều dử dính chặt. Dử mắt có thể màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh. Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt.

Dịch đang có xu hướng bùng phát

Những ngày qua, số lượng bệnh nhân đến khám vì đau mắt đỏ tại các bệnh viện Mắt trung ương và khoa mắt tại các bệnh viện ở Hà Nội gia tăng. Theo các chuyên gia y tế, số lượng bệnh nhân đến khám vì đau mắt đỏ gần đây tăng mạnh, chiếm khoảng 25-40% tổng số bệnh nhân. Đau mắt đỏ gây dịch khi lan rộng, bệnh dễ lây, gần như đã thành thường niên. Các chuyên gia cho biết, nếu bệnh lây lan nhất là giai đoạn sắp đến mùa tựu trường thì cha mẹ, thầy cô nên có ý thức phòng bệnh triệt để, điều trị quyết liệt, kiêng cữ nghiêm túc hơn.

Theo một chuyên gia về nhãn khoa, trẻ em thường nhạy cảm với các loại vi rút nói chung, do vậy cũng dễ bị đau mắt đỏ. Ngược lại người già thường ít gặp đau mắt đỏ, có lẽ mô kết mạc đã xơ và lão hóa không thích hợp cho vi rút phát triển. Chuyên gia y tế cũng cho rằng bệnh đau mắt đỏ thường lây qua 3 đường chính: Hơi thở và nước bọt, lây trực tiếp tay – mắt, quan hệ vợ chồng. Trường học là môi trường có tương tác lớn, do vậy rất dễ lây lan. Trẻ khi phát hiện đau mắt đỏ nên nghỉ học 5-7 ngày. Y tế học đường cần đảm bảo trong mùa dịch trẻ phải được rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay chuyên dụng, tra nước muối rửa mắt, sát trùng vật dụng chung hay sử dụng như các tay nắm cửa, nút bấm thang máy…

Theo bác sĩ Lê Xuân Thủy, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, bệnh đau mắt đỏ được biểu hiện chính bằng mắt đỏ và có ghèn. Người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai, cảm thấy khó chịu ở mắt, sau đó cộm như có cát, mắt nhiều dử, buổi sáng ngủ dậy hai mắt khó mở do nhiều dử dính chặt. Dử mắt có thể màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh. Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt. Một số trường hợp viêm kết mạc có giả mạc (giả mạc là lớp màng dai trắng khi lật mi lên mới thấy) thường lâu khỏi hơn các trường hợp khác. Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh cũng có thể có thêm các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai. Thông thường người bệnh vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không bị suy giảm. Nếu bệnh nặng, mắt người bệnh có thể bị phù đỏ, có màng trong mắt, xuất huyết dưới kết mạc… thì hậu quả sẽ lớn hơn.

Bác sĩ Xuân Thủy cho biết, nước muối sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo có độ nhớt thấp được khuyến cáo rộng rãi cho việc điều trị và phòng chống đau mắt đỏ. Kháng sinh và kháng sinh có trộn corticosteroid làm giảm ra gỉ, đem lại cảm giác dễ chịu cho bệnh nhân, rút ngắn thời gian điều trị. Một nghiên cứu trên tạp chí nhãn khoa của Anh (BJO) chứng minh dùng Dexamethasone nhỏ mắt trong 5-7 ngày làm giảm đáng kể thời gian điều trị.

Theo bác sĩ, có thể dùng các loại thuốc nhỏ mắt dùng cho tới khi mắt trở lại bình thường, khoảng 7-10 ngày. Dùng thuốc kéo dài làm tăng nguy cơ nhờn thuốc của vi khuẩn, lãng phí tiền bạc, gây nhiễm độc thuốc trên mắt hoặc khô mắt. Trong trường hợp có biến chứng, bác sĩ mắt sẽ kê các thuốc đặc hiệu cho bệnh nhân: chống viêm, dinh dưỡng giác mạc, thuốc kháng vi rút…

Những biến chứng của đau mắt đỏ phải kể đến là viêm giác mạc các dạng: viêm giác mạc sợi, viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc sâu… có thể gây sẹo, giảm thị lực hoặc mù lòa. Bên cạnh đó là viêm tuyến lệ cấp tính, viêm mủ túi lệ, giả mạc, sẹo kết mạc và khô mắt cũng gây vô số phiền toái cho bệnh nhân. Vì vậy, khi đau mắt đỏ, bệnh nhân cần đi khám hoặc xin ý kiến tư vấn bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Cách phòng bệnh đau mắt đỏ khi vào mùa dịch

Mỗi ngày Bệnh viện Mắt Trung ương (Hà Nội) có 150 bệnh nhân đến khám vì đau mắt đỏ, gia tăng so với các tuần trước đó. Đây là bệnh rất dễ lây. Đau mắt đỏ hay viêm kết mạc là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường gặp do virus adeno hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu, khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao…  Thống kê tại Bệnh viện Mắt Trung ương (Hà Nội) hai tuần gần đây cho thấy số ca mắc đau mắt đỏ có xu hướng gia tăng.

dau-mat2

Mỗi ngày Bệnh viện tiếp nhận 150 người đến khám vì đau mắt đỏ, chiếm khoảng 10% tổng số bệnh nhân. Tại Bệnh viện Mắt Hà Đông, từ đầu tháng 6 đến nay số lượng bệnh nhân đau mắt đỏ có xu hướng tăng, trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 15-20 người đến khám. Tương tự tại Bệnh viện Mắt Hà Nội, trung bình cứ 5 người đi khám mắt thì có 1 người bị đau mắt đỏ. Theo các bác sĩ, thực tế, số người mắc bệnh sẽ còn nhiều hơn, vì nhiều người không đi khám mà tự chữa tại nhà.

Bệnh thường khởi phát đột ngột với biểu hiện chính là mắt đỏ và có rỉ mắt. Buổi sáng ngủ dậy, người bệnh sẽ thấy hai mắt khó mở do nhiều dử dính chặt, dử mắt có thể có màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh; mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, nổi cộm, chảy nước mắt.

Thông thường bệnh sẽ xuất hiện ở một mắt sau lan sang mắt bên kia. Người bệnh cũng có thể có thêm các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai. Người bệnh vẫn nhìn thấy bình thường, thị lực không bị suy giảm nhưng nếu để bệnh nặng, mắt có thể bị phù đỏ, có màng trong mắt, xuất huyết dưới kết mạc… thì hậu quả sẽ lớn hơn.

Để phòng bệnh, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân kể cả khi không có dịch cũng nên luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt. Giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày.

Không dùng tay dụi mắt. Và khi có dịch đau mắt đỏ ngoài duy trì thói quen trên người bệnh nên lưu ý thực hiện các biện pháp như: Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn. Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (nước muối 0,9%), ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối. Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, không dùng chung đồ đạc với người đau mắt. Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt. Hạn chế đến những nơi đông người đặc biệt là những nơi có nhiều mầm bệnh như bệnh viện… Hạn chế sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm, hạn chế đi bơi.

Nguồn: Duocsi.edu.vn