Thạch hộc hay còn được gọi với một số cái tên khác như Kẹp thảo, Huỳnh thảo hay hoàng thảo dẹt. Đây là một loại thảo dược quý, một vị thuốc Đông y được các bác sĩ y học cổ truyền vận dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh.
- Để bảo vệ dạ dày cần loại bỏ những thói quen xấu hằng ngày
- Tìm hiểu công dụng chữa bệnh từ cây Me rừng hay còn được gọi là Chùm ruột núi
- Những loại thực phẩm không nên để qua đêm khi đã chế biến
Thạch là một loại cây thường mọc trên các cây gỗ
Sau đây các bạn đọc hãy cùng với các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM tìm hiểu sơ lược về thông tin cũng như một số công dụng mang lại với sức khỏe của cây Thạch hộc nhé!
Tìm hiểu thông tin về cây thuốc Thạch hộc
Thạch hộc có tên khoa học là Herba Dendrobii. Tên thực vật: Dendrobium nobile Lindl; Dendrobium candidum wall. Đây là một loại là loại cây thảo phụ sinh, mọc bám trên cành cây to hoặc ở vách đá ẩm. Thân dẹt có rãnh dọc chia nhiều đốt , phía cuống thuôn hẹp, phía ngọn dày hơn, màu vàng nhạt. Lá ngắn có bẹ. Hoa màu hồng hoặc trắng pha hồng, mọc thành chùm ngắn ở kẽ những lá đã rụng. Quả dài hình thoi.
Theo y học cổ truyền, thạch mộc có vị ngọt, tính hơi hàn có công dụng bổ âm và thanh nhiệt tăng sinh dịch cơ dịch, bổ vị.
Về thành phần hóa học, dược sĩ Lê Thị Thanh Nhạn hiện đang là giảng viên Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết trong cây Thạch hộc có chứa một số thành phần hóa học như Herba Dendrobii – dendrobine, dendroxine, dendranine, nobilonine, dendrin, 6-hydroxy-dendroxine.
Thạch hộc và một số bài thuốc chữa bệnh thông dụng
Thạch mộc được vận dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh
- Trị nóng trong, háo khát, thổ huyết: Thạch hộc, sinh địa, đan sâm, thục địa, sa sâm, thiên môn, ngưu tất, mỗi vị 16 g; ngũ vị tử 3g. Sắc lấy nước uống. Hoặc thạch hộc 4 g, chè xanh 2g, hãm với nước sôi, uống hoặc súc, ngậm trong ngày.
- Công dụng Thanh nhiệt, giảm háo khát. Thạch hộc còn phối hợp với thiên môn, tì bà diệp, trần bì, sắc uống chữa ho; câu kỷ, với đẳng sâm, ngưu tất, đỗ trọng, sa sâm để chữa đau nhức xương; với ngọc trúc, mía.
- Trị viêm bàng quang mạn tính: Thạch hộc, sa sâm, thục địa, ngưu tất, vỏ núc nác mỗi vị 12 g; kim ngân hoa 20g; mã đề, tỳ giải mỗi vị 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Trị nha chu viêm, làm chắc chân răng: Thạch hộc, sinh địa, huyền sâm, sâm, quy bản, ngọc trúc, kỷ tử, thăng ma, mỗi vị 12 g; kim ngân hoa 16g, bạch thược 8g, sắc lấy 200 ml nước đặc, uống một nửa và ngậm một nửa dung dịch.
- Trị lao lực, ho, sốt nóng: Thạch hộc, khiếm thực mỗi vị 40g; thục địa, hoài sơn, mỗi vị 30 g; tang thầm, tỳ giải mỗi vị 20g. Thục địa chưng cách thủy cho mềm, giã nhuyễn. Các dược liệu khác thái nhỏ, sấy khô, sao vàng, tán bột mịn rồi trộn với thục địa và mật ong, lượng vừa đủ để làm viên, mỗi viên 12g, ngày uống 2 lần với nước sôi để nguội. Người lớn mỗi lần 1 viên (uống với nước sôi để nguội); trẻ em 3 – 6 tuổi mỗi lần 1/4 viên; 7 – 10 tuổi mỗi lần 1/2 viên; 11 – 15 tuổi mỗi lần 3/4 viên.
- Trị di, mộng tinh: Thạch hộc, kim anh, sa sâm, mạch môn, khiếm thực, liên nhục mỗi vị 12 g; quy bản 8g. Sắc uống trong ngày.
- Trị suy nhược thần kinh, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt , ù tai, khó ngủ: Thạch hộc, kỷ tử, sa sâm, mạch môn, hạ khô thảo, mẫu lệ mỗi vị 12 g; câu đằng 16g ; địa cốt bì, trạch tả, táo nhân, cúc hoa, mỗi vị 8 g. Tất cả tán nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100 ml, uống làm 2 lần trong ngày.
Nguồn: duocsi.edu.vn