Search
Chủ Nhật 8 Tháng Mười Hai 2024
  • :
  • :

Protein có những vai trò gì đối với cơ thể con người?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Protein được tạo thành từ các axit amin và đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe. Vậy Protein có những vai trò gì đối với cơ thể chúng ta?

Protein có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì các hoạt động sống của cơ thể

Protein có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì các hoạt động sống của cơ thể

Protein là gì?

Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tư vấn, Protein hay chất đạm là những phân tử sinh học được cấu tạo từ những mạch axit amin khác nhau. Đây là một trong ba chất dinh dưỡng chính cần cung cấp cho cơ thể. Đồng thời cũng là chất dinh dưỡng quan trọng nhất giúp duy trì sự sống.

Protein tham gia vào các cấu tạo cơ thể. Như các cấu tạo của máu, cơ bắp,… Nó cũng là một trong những thành phần không thể thiếu để duy trì sự sống của enzyme. Ngoài ra nó được coi như một nguồn năng lượng. Chính vì thế protein chiếm đến khoảng 1/5 trọng lượng cơ thể.

Nếu chế độ ăn uống của bạn không có đủ protein, theo thời gian nhiều quá trình cơ thể chậm lại và cuối cùng ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Các cơ quan như tim, gan sẽ có thể bị giảm kích thước, cơ và lượng protein trong máu. Tuy nhiên, ăn quá nhiều protein cho một chế độ dinh dưỡng thể hình cũng không làm tăng trưởng và tăng lượng protein trong cơ thể.

Tuy nhiên, mỗi loại protein sau khi được tạo ra, chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, có loại chỉ tồn tại vài phút, có loại có thể tồn tại hàng năm. Sau đó, protein bị thoái hóa và được tái sinh bởi bộ máy tế bào thông qua quá trình luân chuyển protein.

Vai trò của protein đối với cơ thể con người là gì?

Protein cấu tạo, duy trì và phát triển cơ thể

Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ, Protein có thể hình thành những chất cơ bảo phục vụ cho hoạt động sống. Protein là cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì các mô cơ thể của bạn. Thông qua quá trình tiêu hóa và hấp thu, protein trong các loại thực phẩm bạn ăn được chia nhỏ đều có một chức năng duy nhất. Cơ bắp, kích thích tố, men và kháng thể đều được protein xây dựng. Protein giúp đông máu, cân bằng chất lỏng, tầm nhìn và vận chuyển các chất quan trọng cho cơ thể của bạn. Protein có thể được chuyển hóa thành năng lượng khi khi carbohydrate và chất béo không đủ cung cấp cho cơ thể bạn.

Protein hỗ trợ truyền tín hiệu giữa các tế bào

Protein cũng đóng vai trò là kích thích tố, có nhiệm vụ hỗ trợ các giao tiếp giữa các mô với cơ quan và hỗ trợ giao tiếp giữa các tế bào. Cụ thể, các mô hoặc các tuyến nội tiết tạo ra nội tiết tố. Tiếp đó nội tiết tố (hormone) sẽ được vận chuyển theo đường máu đến các mô và liên kết với những protein trên bề mặt tế bào.

Hỗ trợ cấu trúc cơ bắp

Protein là nền tảng cho cơ bắp, xương, da, gân và dây chằng. Khi cơ thể bạn nạp protein mới, nó sẽ liên tục thay thế các tế bào chết, hư hỏng. Để thuận lợi cho sự phát triển và duy trì bình thường. Ví dụ, các tế bào thường sống trong khoảng 30 ngày. Khi các tế bào chết mất đi, thay thế vào là protein phát triển giúp xây dựng cơ bắp, tóc và móng tay. Chỉ cần bạn bổ sung đủ lượng protein cho phép vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày thì sẽ phát huy được tác dụng của nó. Chính vì thể, những người thường xuyên luyện tập thường phải bổ sung đầy đủ protein. Ngoài bổ sung qua thực phẩm, còn có thể uống thêm các loại bột whey protein,…

Tạo phản ứng sinh hóa

Protein cũng có nhiệm vụ tạo ra các enzyme, cùng tham gia hỗ trợ hàng nghìn phản ứng sinh hóa được diễn ra bên trong và bên ngoài tế bào. Cấu trúc của enzyme kết hợp với những phân tử bên trong tế bào được gọi là chất nền, để thúc đẩy những phản ứng cần thiết cho quá trình trao đổi chất được diễn ra trong cơ thể.

Protein điều hòa chuyển hóa nước, cân bằng độ pH trong cơ thể

Protein có vai trò như chất đệm, giúp cân bằng độ pH, đảm bảo cho hệ tuần hoàn vận chuyển các ion. Bởi protein kéo nước từ tế bào và các mạch máu, giúp điều hòa nước trong cơ thể. Khi lượng protein trong máu thấp, áp lực thẩm thấu trong lòng mạch giảm sẽ xảy ra hiện tượng phù nề.

Ngoài ra, Protein còn cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nó chiếm tới 10-15% năng lượng của khẩu phần ăn. Protein là yếu tố chiếm nhiều thành phần của cơ thể sau nước. Chiếm 50% trọng lượng thô ở người trưởng thành.

Giúp định hình cấu trúc mô tế bào

Một số protein có cấu trúc dạng sợi có chức năng tạo độ cứng chắc cho các mô và tế bào. Chẳng hạn như:

  • Keratin: Là một dạng protein có trong da, tóc và móng tay.
  • Collagen: Là cấu trúc protein nhiều nhất trong cơ thể, có vai trò góp phần cấu tạo nên da, gân, xương và dây chằng.
  • Elastin: Là dạng linh hoạt hơn collagen gấp vài trăm lần. Nó có tác dụng tăng độ đàn hồi giúp cho nhiều mô trong cơ thể dù đã bị kéo dãn hoặc co bóp vẫn có thể trở về trạng thái ban đầu, ví dụ như tử cung hay phổi và các động mạch.

Tăng cường miễn dịch

Protein cũng là một thành phần giúp hình thành các kháng thể, để bảo vệ cơ thể và chống lại nhiễm trùng. Khi vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào các tế bào, chúng có thể gây ra những bệnh nhiễm trùng cho cơ thể chúng ta. Kháng thể có vai trò tiêu diệt vi khuẩn và virus để bảo vệ cơ thể tránh khỏi nguy cơ này.

Vận chuyển các chất dinh dưỡng

Protein sẽ theo dòng máu vận chuyển các chất dinh dưỡng ra vào các tế bào. Bên cạnh đó, nó cũng có nhiệm vụ lưu trữ, chẳng hạn như ferritin có khả năng dự trữ sắt trong cơ thể hay casein – một loại protein có nhiều trong sữa, giúp trẻ sơ sinh phát triển một cách toàn diện hơn.

Giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng

Đây là vai trò rất quan trọng của loại dưỡng chất này. Protein có khả năng cung cấp năng lượng cho cơ thể. Vì thế, khi tiêu thụ protein, bạn sẽ thấy cơ thể khỏe mạnh hơn, sung sức hơn. Ngược lại, cơ thể sẽ mệt mỏi, uể oải nếu thiếu đi dưỡng chất này.

Protein đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe đời sống và nếu hàm lượng này có sự thay đổi bất thường cũng có thể dẫn khiến cơ thể sinh bệnh. Vì vậy mọi người cần lưu ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và tập luyện thể thao thường xuyên nhé!