Search
Thứ Tư 30 Tháng Mười 2024
  • :
  • :

Nước cam có được dùng để uống thuốc?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (7 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Thực tế cho thấy nước cam sẽ làm giảm nống độ của thuốc, giảm hiệu quả công dụng của thuốc. Dược sĩ cảnh báo mối tương tác này không có lợi cho sức khỏe

tuong-tac-nuoc-cam-va-thuoc

Giảm hấp thụ thuốc

Nước cam cũng có thể can thiệp vào khâu hấp thu thuốc làm giảm nồng độ thuốc trong máu, giảm hấp thu từ ruột. Lý do là vì nước cam chứa một chất tương tự như naringin, chất này làm bất hoại hai men vận chuyển thuốc là OATP1A2 và CYP3A4. Không có hai men này hoạt hóa, thuốc khó lòng mà được hấp thu đầy đủ.

Không nên uống nước cam cùng thuốc kháng sinh

Nước cam không phải là một lựa chọn tốt để uống cùng thuốc kháng sinh. Trong nước cam chứa axit nên có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của các loại thuốc. Một khi mất cấu trúc hóa học đặc thù thì thuốc kháng sinh sẽ không còn sức mạnh diệt khuẩn. Bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm khuẩn kéo dài.

Trong thuốc kháng sinh có hai loại có phản ứng bất lợi với nước cam là: Kháng sinh dòng beta lactam được dùng khá phổ biến trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, da, cơ, xương, sinh dục… Loại này có thể bị phân hủy khi uống chung với nước cam. Loại thứ hai là kháng sinh ciprofloxaxin ( kháng sinh điển hình của dòng quinolon) thường dùng để điều trị nhiễm trùng tiêu hóa và tiết niệu sinh dục.

tuong-tac-nuoc-cam-va-thuoc-2

Những người không nên ăn cam

– Người mới phẫu thuật đường tiêu hóa: Trong dịch nước ép các quả thuộc loại cam, quýt phần lớn có chứa thành phần acid citric với hàm lượng tương đối cao. Chúng thường tồn tại dưới dạng muối natri citrat (chất thường dùng để chống đông máu). Chất này sẽ tạo phức với ion Ca++, do đó cản trở quá trình tạo prothrombinase và thrombin, là những yếu tố quan trọng tham gia trong quá trình đông máu.

Vì thế, những người sau phẫu thuật đường tiêu hóa như dạ dày, ruột… ở các vết mổ chưa hoàn toàn hồi phục, thậm chí cả ở các trường hợp có các vết viêm loét có nguy cơ xuất huyết… nếu ăn các loại quả cam quýt cũng phải thận trọng để tránh hiện tượng chảy máu ở chỗ bị tổn thương.

– Người đang bị viêm loét dạ dày: Nếu đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng, hay viêm tuyến tụy thì không nên uống nước cam, vì nó chứa rất nhiều chất hữu cơ làm tăng a-xít trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng và làm chứng viêm loét nặng thêm; và nước cam có tác dụng nhuận tràng nên nếu bạn bị tiêu chảy thì nên pha loãng chúng với nước và uống từng chút một thôi.

Chống thuốc trị loét dạ dày

Đôi khi nước cam lại đối kháng với tác dụng của thuốc. Nhóm thuốc chống viêm loét dạ dày (cimetidin, omeprazol, lanzoprazol…) là thuốc bị phản lại theo cách thức này.

Thuốc trị loét dạ dày là những thuốc có khả năng ức chế tiết axit giúp làm giảm nồng độ axit trong dạ dày giảm xuống, nâng độ pH lên, nhờ vậy triệt tiêu các triệu chứng bệnh. Trong khi đó, nước cam lại nhiều vitamin C, nhiều axit citric, góp phần làm tăng nồng độ axit trong dạ dày. Vì vậy, vô tình nước cam đã làm triệt tiêu tác dụng của thuốc trị viêm loét dạ dày.

tuong-tac-nuoc-cam-va-thuoc-3

Thói quen sai lầm khi uống nước cam

– Uống nước cam ngay sau khi ăn: Sau khi ăn, uống 1 ly nước cam có nên không? Khi bạn vừa ăn xong mà uống ngay một cốc nước cam đúng là không có lợi. Vì, trong nước cam có hàm lượng đường cao, nếu uống ngay sau khi ăn sáng làm cho đường lên men, gây sình hơi, tức bụng rất khó chịu.

– Uống nước cam vào buổi tối: Không nên uống nước cam vào buổi tối, do nước cam có tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm làm mất ngủ.

– Uống nước cam khi đói: Nước cam tốt nhất nên uống vào lúc không no, không đói – tức sau khi ăn 1 – 2 giờ.

– Không ăn cam và củ cải cùng nhau: Khi ăn củ cải vào cơ thể con người, nó sẽ nhanh chóng sản xuất một chất gọi là “sulfate”. Sau khi sulfate được chuyển hóa, nó sẽ sản xuất một chất chống tuyến giáp – thioxianic axit. Nếu bạn ăn cam tại thời điểm này, các flavonoid có trong cam sẽ được phân hủy trong đường ruột và thay đổi thành axit hydroxy và acid ferulic. Hai loại chất có thể tăng cường tác dụng ức chế axit thioxianic về tuyến giáp, sẽ tạo ra hoặc gây bướu cổ.

– Không uống sữa khi ăn cam: Protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong cam, nó không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn mà còn có thể gây ra tình trạng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy…

Do vậy không nên uống sữa giờ trước hoặc sau khi bạn đã ăn cam một giờ.

Theo http://truongcaodangduochanoi.vn