Nguyên nhân, sinh lý của bệnh phù có thể bạn chưa biết.
Phù là hiện tượng dịch kẽ thâm nhập vào các mô, đặc biệt là mô liên kết dưới da của các phần thấp. Phù toàn thân thường có cổ trướng hay tràn dịch màng phổi hoặc đôi khi cả tràn dịch màng ngoài tim.
Xem thêm:
1: Nguyên nhân gây ra bệnh phù bạn đã biết chưa?
Phù thường là triệu chứng của một sốcác bệnh như:
– Bệnh phù thận: Viêm cầu thận cấp, hội chứng thận hư.
– Bệnh phù tim: Suy tim.
– Bệnh phù gan: Xơ gan.
– Các nguyên nhân khác gây ra bệnh phù là do nguyên nhân: do nội tiết (hội chứng tiền mãn kinh, có thai), do thuốc uống, do suy kiệt, hoặc kém dinh dưỡng lâu ngày.
2: Sinh lý bệnh phù.
Dịch ngoại bào gồm hai phần (dịch và các ion): Huyết tương (1/4) và dịch kẽ tế bào (3/4), được ngăn cách bởi một màng bán thấm.
Có hai lực đối nhau ở hai bên màng: Áp suất thuỷ tĩnh ở trong lòng mạch và áp suất keo của dịch kẽ có xu hướng làm nước đi từ trong mạch ra khoảng kẽ tế bào.
Ngược lại, áp suất thuỷ tĩnh của các mô và áp suất keo bên trong lòng mạch có xu hướng làm nước từ khoảng kẽ đi vào trong lòng mạch.
Ngoài ra, dịch kẽ có thể vào lại lòng mạch qua hệ bạch huyết.
Tất cả các yếu tố trên luôn luôn ở trạng thái cân bằng động. Chỉ cần một trong các yếu tố này bị rối loạn cũng đủ để gây phù.
Dưới đây là những nguyên nhân gây giảm Protein huyết:
+ Mất quá nhiều: Protein niệu cao trong hội chứng thận hư, bệnh lý đường ruột có tiết dịch rỉ viêm.
+ Tổng hợp giảm: Bệnh lý gan, nhất là xơ gan.
+ Cung cấp thiếu: Thiếu dinh dưỡng, rối loạn hấp thu.
– Tăng áp suất keo tĩnh mạch: Làm tăng áp suất trong mao mạch và nước đi vào mô.
+ Tăng toàn bộ áp suất tĩnh mạch: Suy tim, viêm màng ngoài tim co thắt, ứ nước và Natri.
+ Tăng áp suất tĩnh mạch cục bộ: Viêm tắc tĩnh mạch, chèn ép tĩnh mạch.
– Ứ nước và Natri: Tăng dịch ngoại bào gây ra hậu quả làm tăng áp suất tĩnh mạch và làm nước đi từ mao mạch ra mô. Gặp trong suy thận cấp và mãn tính, khả năng đào thải Natri của thận bị giảm.
– Rối loạn tuần hoàn bạch huyết: Nếu tuần hoàn bạch huyết bị cản trở, nồng độ Protein trong dịch kẽ tăng và hậu quả làm tăng áp suất keo của dịch kẽ, nước bị kéo từ mao mạch ra.
– Tăng tính thấm mao mạch: Yếu tố này khó xác định nhưng có vai trò trong phù dị ứng và phù do viêm.
– Giảm áp suất thủy tĩnh ở mô: Có vai trò phân bố phù, phù thường xảy ra ở các mô lỏng lẻo nhất (mi mắt). Yếu tố này có thể có vai trò gây phù ở bệnh nhân suy kiệt hoặc tuổi cao.
Nguồn: duocsi.edu.vn