Loratadin là một loại thuốc thuộc nhóm kháng Histamine được dùng nhiều trong các bệnh dị ứng. Vậy dùng Loratadin như thế nào an toàn và hiệu quả?
- Dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc chống dị ứng an toàn
- Thuốc dị ứng Cetirizine 10 mg bạn đã biết dừng chưa ?
Khi làm việc trong môi trường phòng có máy lạnh những người có tiền sử bệnh viêm mũi dị ứng nên dễ hắt hơi, ngứa mũi, viêm mũi dị ứng đều cảm thấy rất khó chịu. Và Thuốc Loratadin thường được dùng để khắc phục những triệu chứng này.
Loratadine được chỉ định trong các trường hợp nào?
Dược sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết đây là loại thuốc kháng histamin, thuốc Loratadin được dùng để điều trị các trường hợp sau đây:
Bệnh nhân mắc bệnh viêm mũi dị ứng mạn tính hoặc bị theo thời tiết nhiệt độ khiến bị ngứa mũi, chảy nước mũi, hay hắt hơi, ngứa cổ, ngứa vòm họng,…
Người bị bệnh viêm kết mạc dị ứng có triệu chứng như chảy nước mắt, ngứa hoặc xót mắt hoặc mắt đỏ cộm, nóng và xốn mắt.
Bị dị ứng ngứa hoặc nổi mề đay có liên quan đến histamin cũng có thể sử dụng thuốc Loratadin để điều trị.
Thuốc chỉ nên sử dụng khi được sự chỉ dẫn của bác sĩ. Không nên dùng thuốc cho trẻ em dưới 6 tuổi hoặc người già. Ở những lứa tuổi này, sức đề kháng yếu nên rất dễ gây ra nhiều tác dụng phụ.
Chống chỉ định Loratadin
Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn cũng chi ra chống chỉ định khi dùng thuốc kháng histamin hầu như không chữa được nguyên nhân gây bệnh mà chỉ giúp làm giảm các triệu chứng mà bệnh gây ra. Vì vậy, để có tác dụng như mong muốn bác sĩ thường sẽ kê thêm cho bạn dùng kèm một số loại thuốc khác không có tương tác với thuốc loratadin. Tuyệt đối không dùng thuốc cho người mẫn cảm với thành phần của thuốc. Thông báo cho bác sĩ nếu như bạn đang uống thuốc để điều trị các loại bệnh khác.
Lưu ý gì khi sử dụng Loratadin?
Những bệnh nhân có bệnh về dạ dày, suy gan thận hoặc cơ địa da hay bị dị ứng khi sử dụng thuốc Loratadin cần theo sự hướng dẫn và kê đơn của bác sĩ điều trị. Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh phụ nữ mang thai sử dụng thuốc Loratadin sẽ bị ảnh hưởng xấu đến thai nhi. tuy nhiên, nếu như muốn dùng thuốc cần phải uống theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng hay cắt giảm liều.
Tác dụng phụ của thuốc Loratadin
Trong thời gian điều trị và sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp những trường hợp như đau đầu, chóng mặt , buồn nôn, khô miệng, ăn không ngon. Ngoài ra, tuy ít gặp nhưng không phải không có, đó là người bệnh bị khô mũi, viêm kết mạc, tăng huyết áp, loạn nhịp tim,… Không nên tự xử lý khi gặp tác dụng phụ mà bạn nên đưa người bệnh đến bệnh viện hoặc phòng khám để được điều trị kịp thời.
Thuốc thường chỉ được yêu cầu uống một lần mỗi ngày, uống kèm bữa ăn hoặc sau bữa ăn. Tùy tình trạng và đặc thù của bệnh mà đơn thuốc của bạn có liều lượng và cách sử dụng như thế nào. Trong trường hợp quá liều bệnh nhân có thể bị co giật, ngất xỉu, đau đầu khó chịu trong cơ thể, đưa người bệnh đến ngay bệnh viện. Ngoài ra nếu như quên uống thuốc bạn hãy uống càng sớm càng tốt hoặc bỏ qua liều đã quên và uống liều mới theo đúng liều lượng và thời gian quy định.
Cách bảo quản thuốc Loratadin
Thuốc Loratadin nên được bảo quản ở nơi khô thoáng, không ẩm ướt, không có ánh nắng mặt trời chiếu vào. Có thể bảo quản thuốc trong tủ lạnh nhưng chỉ để ở ngăn mát. Đặt thuốc xa tầm tay của trẻ em và. Đọc kĩ hướng dẫn bảo quản thuốc trên bao bì hoặc theo chỉ dẫn của người có chuyên môn. Trong trường hợp thuốc bị hết hạn sử dụng cần có biện pháp xử lí thuốc đúng cách để không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh và môi trường.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo vì vậy khi sử dụng thuốc Loratadine bạn nên làm theo sự tư vấn của các bác sĩ, dược sĩ. Bên cạnh đó, tìm mua thuốc tại các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe của mình và mọi người.