Search
Thứ Tư 30 Tháng Mười 2024
  • :
  • :

Dược sĩ tư vấn hưỡng dẫn sử dụng thuốc Captopril

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Captopril là thuốc tim mạch thuộc nhóm ức chế men chuyển, có tác dụng giãn mạch, giảm sức cản ngoại vi, hạ huyết áp. Thuốc còn có tác dụng bảo vệ tim mạch và thận khỏi hiện tượng tái cấu trúc.

topril” src=”https://duocsi.edu.vn/wp-content/uploads/2018/10/Dược-sĩ-tư-vấn-hưỡng-dẫn-sử-dụng-thuốc-Captopril.png” alt=”Dược sĩ tư vấn hưỡng dẫn sử dụng thuốc Captopril” width=”500″ height=”333″ />

Dược sĩ tư vấn hưỡng dẫn sử dụng thuốc Captopril

Thuốc Captopril được dùng trong những trường hợp nào?

Theo Dược sĩ Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Thuốc được dùng trong các trường hợp sau:

  • Tăng huyết áp, suy tim sung huyết
  • Nhồi máu cơ tim trong 24h đầu (đã ổn định huyết động)
  • Rối loạn chức năng thất trái sau nhồi máu cơ tim cấp
  • Bệnh thận do đái tháo đường

Những thời điểm uống thuốc phù hợp nhất?

Thời điểm uống thuốc: Captopril thường được uống 1h trước bữa ăn hoặc 2h sau bữa ăn.

Đối tượng đặc biệt:

  • Trẻ em: sử dụng thận trọng
  • Phụ nữ có thai: chống chỉ định
  • Phụ nữ cho con bú: không nên dùng, nếu phải dùng thuốc nên ngừng cho con bú
  • Người cao tuổi: có thể dùng

Thuốc Captopril có chống chỉ định như nào?

  • Dị ứng Captopril và thành phần của thuốc
  • Dị ứng các ức chế men chuyển khác
  • Tiền sử phù mạch
  • Sau nhồi máu cơ tim không ổn định huyết động
  • Hẹp động mạch thận 2 bên
  • Hẹp động mạch thận ở thận đơn độc
  • Hẹp động mạch chủ hoặc hẹp van 2 lá
  • Bệnh cơ tim tắc nghẽn nặng

topril1-1.png” alt=”Thuốc có một số tác dụng phụ mọi người nên để ý ” width=”500″ height=”333″ />

Thuốc có một số tác dụng phụ mọi người nên để ý

Những vấn đề thường gặp khi uống thuốc Captopril

Thận trọng:

  • Bệnh thận hoặc thẩm tách máu
  • Bệnh gan
  • Bệnh mô liên kết (lupus, xơ cứng bì, viêm khớp dạng thấp)

Tác dụng phụ:

  • Ho, ban da, ngứa
  • Buồn nôn, nôn, đau bụng, khô miệng, tiêu chảy, táo bón
  • Chóng mặt, loạn/ mất vị giác
  • Hạ huyết áp

Đi khám Bác sĩ nếu gặp các triệu chứng sau:

  • Choáng, cảm giác như sáp ngất
  • Tiểu ít hoặc không tiểu hoặc tiểu nhiều hơn bình thường
  • Khó thở, sưng phù, tăng cân đột ngột
  • Đau ngực, cảm giác áp lực, tim đập dồn dập, rung ngực
  • Tăng kali máu: buồn nôn, nhịp tim chậm hoặc bất thường, yếu cơ
  • Đột ngột suy yếu, sốt, ớn lạnh, đau họng, loét miệng, đau khi nuốt, loét da, có các triệu chứng cảm cúm

Liều dùng của thuốc là gì?

  • Tăng huyết áp: khởi đầu 12,5-25 mg/lần, ngày 2 lần. Người cao tuổi khởi đầu với liều thấp hơn: 6,25 mg/lần, ngày 2 lần. Tăng liều nếu không kiểm soát được huyết áp sau 2 tuần
  • Suy tim sung huyết: khởi đầu: 6,25 – 12,5 mg/lần, ngày 2-3 lần. Tăng dần liều nếu dung nạp tốt: 50 mg/lần, ngày 3 lần
  • Bệnh thận do đái tháo đường: 25 mg/ngày, ngày 3 lần
  • Liều dùng cho trẻ cần kiểm tra, hiệu chỉnh và theo dõi bởi Bác sĩ chuyên khoa

Lời khuyên của Dược sĩ khi sử dụng thuốc

  • Nên uống thuốc trước ăn 1h
  • Trong thời gian dùng thuốc, nên uống đủ nước mỗi ngày
  • Không bổ sung Kali trong khi dùng Captopril
  • Người bệnh phải thường xuyên tái khám, theo dõi huyết áp. Không dừng thuốc khi thấy huyết áp giảm
  • Không tự ý dùng thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs (Indomethacin, Ibuprofen, Diclofenac, Meloxicam…)
  • Thuốc có thể gây ho, tác dụng phụ này không giảm khi dùng thuốc trị ho. Nếu ho dai dẳng, không chịu được nên đến gặp Bác sĩ để được tư vấn

Nguồn: Dược sĩ