Search
Chủ Nhật 8 Tháng Mười Hai 2024
  • :
  • :

Dược sĩ hướng dẫn thuốc trị bệnh nước ăn chân hiệu quả

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Nước ăn chân là một bệnh phổ biến ở nước ta, hay xảy ra vào mùa hè, mưa dầm hoặc với những người thường xuyên tiếp xúc với nước hoặc với môi trường ẩm ướt.

nuoc-an-chan-2

Dược sĩ hướng dẫn thuốc trị bệnh nước ăn chân hiệu quả

Bệnh nước ăn chân tay thực chất là bệnh nấm kẽ chân, thường xuất hiện ở giữa kẽ ngón chân thứ 3 và 4. Bệnh thường gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, đau rát…và nếu không chữa trị kịp thời có thể lây lan qua các ngón chân, mu bàn chân và lòng bàn chân một cách chóng mặt.

Bệnh nước ăn chân là gì?

Bệnh nước ăn chân do vi nấm Trichophyton Mentagrophytes và Trichophyton Rubrum gây ra. Khi chân bạn bị nước ăn, sẽ có biểu hiện đầu tiên là ngứa do da bị tổn thương, khi ta gãi sẽ hiện tượng bong xước da có màu hơi vàng, chảy dịch, có thể có các mụn nước ở kẽ chân, gây ra nhiều phiền toái và cảm giác đau rát, ngứa ngáy, khó chịu,…Lớp da bên trên bị mủn trắng, có kẽ nứt, bên dưới da đỏ ướt, bề mặt phủ vảy nhỏ mịn nhưng cũng có thể tạo một mảng lớn trùm cả bàn chân. Có thể bị sốt, mệt mỏi, nổi hạch bẹn đối với người bị bệnh.

Bệnh này là một bệnh thông thường và thường xảy ra phổ biến vào mùa mưa lũ, hệ thống thoát nước của nước ta còn kém nên gây ra hiện tượng ngập úng ở các vùng trũng,…khiến cho vùng nước bị ô nhiễm đặc biệt là những nơi có cống rãnh, bùn lầy…Bệnh có thể gây bệnh cho bất kì lứa tuổi nào, từ già đến trẻ,… thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm, đặc biệt là các nhân viên làm trong môi trường ẩm ướt, hoặc mang giày, tất bít kín như: công nhân trong các xí nghiệp chế biến hải sản, công nhân rửa chai, lọ….

nuoc-an-chan-3

Bệnh nước ăn chân – căn bệnh thường gặp vào mùa mưa

Mặc dù bệnh nước ăn chân chỉ thường xuất hiện ở chân, nhưng có thể lây lan ra một số bộ phận của cơ thể nếu gặp phải hiện tượng dị ứng với loại nấm gây nước ăn chân, và có thể lây cho nhiều người khi dùng chung chậu tắm, khăn tắm, quần áo, tất, giày, dép…

Dược sĩ hướng dẫn thuốc trị bệnh nước ăn chân hiệu quả

Theo Dược sĩ Trần Văn Chện – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tại TP.HCM hướng dẫn thì bệnh nước ăn chân có thể sử dụng một số loại thuốc sau:

Kem chứa ketoconazole: Đây là một loại thuốc có hoạt tính kháng nấm mạnh đối với các vi nấm ngoài da,  không chỉ vậy ketoconazole còn có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa, không gây dị ứng hay nhạy cảm ánh sáng khi bôi ngoài da. Thuốc này có thể sử dụng được cho phụ nữ thai và đang cho con bú, chủ yếu không nên để thuốc dây vào mắt và trong thời gian sử dụng có thể có cảm giác nóng rát.

Sử dụng dung dịch BSI 2% (còn gọi là cồn hắc lào, thành phần gồm: acid benzoic, acid salicylic, iod và cồn 70o), là thuốc dùng ngoài da không được uống, nên xoa lên vùng da cần điều trị một lượng vừa đủ ngày bôi 1 đến 2 lần và không nên bôi quá nhiều vì có thể gây hoại tử da.

nuoc-an-chan-1

Dược sĩ hướng dẫn thuốc trị bệnh nước ăn chân hiệu quả

– Dung dịch cồn ASA (bao gồm các thành phần acid acetylsalicylic, natri salicylat, ethanol 70o), dung dịch này có tác dụng tốt đối với các bệnh nấm da như hắc lào, lang ben, nấm móng, nước ăn chân, tay. Nên dùng bông thấm nước hoặc miếng gạc mỏng thấm cồn ASA, rồi bôi lên vùng da bị bệnh. Ngày bôi 1-2 lần và dung dịch này chỉ dùng khi còn hạn sử dụng.

Các loại thuốc mỡ chứa kháng sinh chống nấm như: nizoral, canesten, ketoconazol, ticonazol… Cần lau sạch, làm khô vết thương trước khi bôi thuốc, bôi 3-4 lần/ngày.

– Sử dụng các dung dịch màu như : xanh Methylen, màu tím Gentian, màu đỏ Fuschin để sát khuẩn và khô mủ.

Nếu tổn thương nặng có thể kết hợp với uống thuốc chống nấm như: griseofulvin, nizoral hoặc sporal…

Bạn Nguyễn Thanh An – sinh viên Trung cấp Dược Tp.HCM cho biết, bạn cũng đã từng bị bệnh nước ăn chân và đã điều trị dứt điểm được bệnh, ngoài việc sử dụng các loại thuốc như Dược sĩ Trần Văn Chện tư vấn thì bạn nên hạn chế tiếp xúc nhiều với nước trong khi điều trị, cần duy trì ngâm vùng da bị bệnh vào dung dịch thuốc tím được pha loãng từ 2 – 3 lần, hoặc nước muối 9% và giữ gìn chân thông thoáng, sạch sẽ.

Nguồn: duocsi.edu.vn