Search
Chủ Nhật 8 Tháng Mười Hai 2024
  • :
  • :

Dược sĩ cảnh báo những tương tác thuốc phổ biến

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:

Tương tác thuốc là điều tất cả các Dược sĩ đều phải lưu ý, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như công dụng của viên thuốc, thậm chí gây tử vong.

tuong-tac-thuoc

Dược sĩ cảnh báo những tương tác thuốc cần chú ý

Tương tác thuốc là gì?

Tương tác thuốc là những thay đổi về tác động của một thuốc do tác động của một thuốc khác khi được sử dụng cùng một lúc (tương tác giữa thuốc và thuốc). Tương tác thuốc cũng có thể là sự thay đổi tác động của thuốc khi có mặt của một số thực phẩm (tương tác giữa thực phẩm với thuốc).

Tương tác thuốc – Lợi nhiều hay hại nhiều?

Trong trị liệu, đôi khi thầy thuốc lợi dụng sự tương tác thuốc nhằm làm tăng tác động của từng loại thuốc khi được sử dụng kết hợp. Tuy nhiên, tương tác thuốc thường có hại, có thể làm tăng hoặc làm giảm tác động mong muốn của một loại thuốc, làm trầm trọng thêm các tác dụng phụ của thuốc. Thông thường, sự tương tác thuốc xảy ra ở các loại thuốc kê toa, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra ở những loại thuốc không cần kê toa quen thuộc như aspirin, thuốc kháng acid…

Những bệnh nhân được điều trị bởi nhiều bác sĩ khác nhau thường có tần suất rủi ro tương tác thuốc cao hơn, bởi thầy thuốc này thường không để ý tới những loại thuốc mà các thầy thuốc khác đã kê toa. Vì vậy bệnh nhân cần phải báo cho bác sĩ biết tất cả những loại thuốc đang dùng bao gồm thuốc kê toa, không kê toa, Đông dược, thảo dược…

Hai thuốc sử dụng cùng một lúc có thể tạo ra một phản ứng mới vô cùng nguy hiểm hoặc có thể triệt tiêu tác động lẫn nhau. Thuốc này có thể làm thay đổi tốc độ bài tiết ở thận của thuốc kia do làm thay đổi tính acid của nước tiểu. Vitamin C nếu sử dụng liều cao có thể gây ra điều này, rượu cũng thường gây ra tương tác thuốc. Những loại thuốc không cần kê toa cũng có thể tương tác với nhau và có thể tương tác với những loại thuốc kê toa. Ví dụ: nhiều loại thuốc ho có chứa cồn nếu sử dụng chung với các thuốc kháng histamine sẽ làm tăng sự buồn ngủ, làm giảm tập trung.

tuong-tac-thuoc

Dược sĩ cảnh báo những tương tác thuốc cần chú ý

Một số tương tác thuốc phổ biến

Sử dụng càng nhiều thuốc, khả năng tương tác giữa các thuốc càng tăng lên

  • Muối thay thế muối bếp (dùng cho những bệnh nhân kiêng muối ăn) sẽ tương tác với thuốc lợi tiểu loại potassium-sparing làm tăng nồng độ potassium (kali) trong máu gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, yếu cơ thậm chí ngưng tim.
  • Thuốc giảm sung huyết tương tác với các thuốc lợi tiểu làm tăng huyết áp.
  • Thuốc kháng acid tương tác với các thuốc kháng đông máu.
  • Aspirin làm tăng tác động của các thuốc kháng đông máu.
  • Thuốc kháng histamines làm tăng tác động của các thuốc ngủ barbiturates, các thuốc an thần và một số thuốc giảm đau.
  • Chế phẩm bổ sung sắt sẽ “vịn” các kháng sinh tại bao tử, ngăn cản sự hấp thu của các thuốc kháng sinh vào hệ tuần hoàn máu.
  • Thuốc trị cao huyết áp dùng chung với thuốc tim mạch digitalis (Lanoxin) sẽ gây nên nhịp tim bất thường.
  • Thuốc kháng đông dùng chung với thuốc ngủ sẽ làm giảm tác động của thuốc kháng đông.
  • Phụ nữ đang dùng thuốc tránh thai nếu sử dụng kháng sinh thì tác động tránh thai của thuốc sẽ bị giảm.
  • Những thuốc kháng viêm không steroid (nonsteroidal antiinflammatory drugs -NSAIDs) làm cơ thể giữ muối và nước. Do đó sẽ làm giảm hoặc triệt tiêu tác động của các thuốc lợi tiểu.
  • Các loại thuốc chẹn beta như propanolol chống lại tác động của một số thuốc trị hen suyễn.

Thực phẩm có thể làm tăng hoặc giảm hoạt động của thuốc. Một số thuốc lại ngăn cản sự hấp thu của một số vitamin và khoáng tố có trong thực phẩm. Thuốc có thể làm thay đổi cách thức mà cơ thể sử dụng chất dinh dưỡng cũng như làm biến đổi vị giác. Hóa chất có trong khói thuốc có thể làm tăng hoạt động của men gan, do đó sẽ làm giảm tác động của một số thuốc giảm đau và một số thuốc dùng điều trị các bệnh về phổi. Kháng sinh tetracycline sẽ không được hấp thu đúng nếu uống sữa hoặc ăn những thực phẩm chế biến từ sữa hoặc thực phẩm có chứa calcium.

Để tránh sự tương tác của thuốc, thầy thuốc cần bỏ nhiều thời gian hơn để hỏi bệnh nhân về dinh dưỡng, về chế độ trị liệu, về dược phẩm sử dụng.