Search
Thứ Sáu 22 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bệnh sốt xuất huyết có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không xử lý kịp thời. Vậy nên làm gì khi trẻ mắc phải bệnh sốt xuất huyết?

Con đường lây nhiễm của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ

Con đường lây nhiễm của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ

Con đường lây nhiễm của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng Dengue gây ra và lây lan rất nhanh thông qua loại muỗi vằn hút máu từ người mắc bệnh truyền sang người bình thường. Loại muỗi này hoạt động cả ban ngày lẫn ban đêm gây nguy hiểm không chỉ cho trẻ em mà còn cả người lớn. Vì vậy, các giảng viên Cao đẳng Y khoa luôn khuyến cáo mọi người cần có biện pháp phòng ngừa và phát hiện bệnh nhanh chóng. Đặc biệt, với trẻ nhỏ có biểu hiện sốt cao, sốt đột ngột, xuất hiện các chấm đỏ trên mặt, da…các cha mẹ cần nghĩ ngay đến trường hợp trẻ bị sốt xuất huyết để có cách điều trị phù hợp và nhanh chóng nhất.

Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào và trẻ em là những đối tượng dễ mắc nhất. Nguyên nhân bệnh sốt xuất huyết có thể phát triển thành dịch là do loại muỗi vằn thường sống trong môi trường ẩm thấp, tăm tối…nên để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần tránh các khu vực ẩm thấp, ao tù nước đọng…đồng thời, nên bỏ màn cả ngày lẫn đêm khi bé ngủ để tránh muỗi.

Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Ngoài ra, các giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur còn cho biết, sử dụng một số biện pháp diệt muỗi trực tiếp như: sử dụng bình xịt, thắp nhang muỗi, phun thuốc chống muỗi, vệ sinh nơi ở sạch sẽ, phát quang bụi rậm…là một trong những cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết hiệu quả và lâu dài. Nếu quan sát thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường như: đau bụng, ói nhiều, đau bụng, tay chân mát, lạnh, thì cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

Cách điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ

Khi trẻ mắc phải bệnh sốt xuất huyết sẽ khiến cơ thể mất nhiều nước nên việc bổ sung nước là yếu tố đầu tiên mà các mẹ nên làm (chị Minh Anh Điều dưỡng viên đang công tác tại Bệnh viện Bạch Mai từng tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ). Vì vậy, đối với trẻ dưới 5 tuổi cần cung cấp khoảng 500 – 1.500ml nước trong ngày, trẻ trên 5 tuổi khoảng 2.000 đến 2.500ml nước trong ngày. Do trẻ lúc ốm sẽ lười ăn uống nên các mẹ có thể thay đổi các loại nước như ngoài nước suối, nước sôi để nguội bằng nước chanh, nước cam, nước dừa để trẻ không thấy chán.

Thêm vào đó, việc sử dụng thuốc là một trong những điều cần thiết trong quá trình điều trị bệnh sốt xuất huyết ở trẻ nhưng không phải sử dụng thuốc nào cũng có hiệu quả mà cần được sự chỉ định của các bác sĩ. Đồng thời, trong quá trình sử dụng thuốc, các mẹ cũng nên cho trẻ ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa như: cháo, súp, cơm nhão…tránh ăn những thức ăn quá nhiều dầu mỡ, đồ ăn khó tiêu. Những loại nước có màu đỏ, nâu, đen hoặc có ga thì các mẹ cũng nên tránh cho trẻ uống vì các loại này sẽ khó nhận biết giữa chảy máu ở bao tử có màu nâu đỏ và nước trái cây khi trẻ có nôn ói.

Bệnh sốt xuất huyết có thể điều trị đơn giản nếu như cha mẹ nắm vững kiến thức và ngược lại sẽ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm nếu như không phát hiện kịp thời. Do vậy, cha mẹ không nên coi thường bất cứ dấu hiệu khác lạ nào của trẻ. Khi trẻ có dấu hiệu của sốt xuất huyết, bạn hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế hoặc phòng khám gần nhất.

Nguồn: Dược sĩ việt nam