Khi thời tiết giao mùa, trẻ hay mắc phải viêm đường hô hấp nhất là vào mùa mưa hay giá lạnh thì trẻ rất dễ mắc bệnh. Phòng tránh bệnh đường hô hấp ra sao?
- Bạn đã biết dấu hiệu nhận biết ung thư thực quản hay chưa?
- Bật mí lý do ngành điều dưỡng nên học cao đẳng điều dưỡng
- Giải đáp những công việc của Điều Dưỡng viên đa khoa sau tốt nghiệp
Biện pháp phòng bệnh viêm đường hô hấp
Bệnh viêm đường hô hấp diễn biến rất phức tạp, vì thế các mẹ cần theo dõi bệnh của trẻ để kịp thời chữa trị. Cùng tìm hiểu biện pháp tránh bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ lúc giao mùa nhé!
Biểu hiện bềnh đường hô hấp ở trẻ
Khí hậu, nhiệt độ thay đổi làm cho cơ thể các bé chưa kịp thích nghi nên rất dễ mắc bệnh đường hô hấp như: viêm amidan, viêm xoang, viêm họng,.. đây là những bệnh thông thường xảy ra cấp tính nhưng có thể trở thành mãn tính, khi tiết trời thay đổi thì bệnh lại xuất hiện. bệnh viêm đường hô hấp nếu không chữa trị kịp thời và dứt điểm sẽ có khả năng trở thành viêm hô hấp dưới (viêm phế quản, viêm phổi) đặc biệt là dạng viêm phổi, phế quản cấp tính.
Trẻ bị viêm đường hô hấp hay sốt, ho, chảy mũi nước, hắt xì hơi. Sốt có thể sốt vừa hoặc sốt cao 39 – 40 độ, sốt lúc tăng lúc giảm nhưng hầu hết là sốt liên tục, một số trường hợp sốt cao quá có thể bị co giật, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Tuy vậy, có một số trẻ bị viêm đường hô hấp nặng lại không sốt hoặc sốt không cao, nhất là trẻ em bị còi xương, suy dinh dưỡng. Kèm theo sốt là trẻ ho, quấy khóc, ngủ kém. Ho kéo dài cả ngày lẫn. Một số trẻ thì có triệu chứng khó thở và biểu hiện cảu khó thở là tím môi, cánh mũi phập phồng, lõm xương ức hoặc lõm các khe của liên sườn và rối loạn nhịp thở và số lần thở.
Hầu hết khi trẻ bị viêm đường hô hấp trên dạng nhẹ chỉ kéo dài vài ngày là tự khỏi mặc dù không dùng kháng sinh, bởi vì hầu hết do virus gây ra. Nhưng không được chủ quan mà gia đình phải theo dõi tình trạng bệnh của bé, bởi vì bệnh có thể diễn biến phức tạp, từ thể nhẹ bệnh tình có thể trở nên nặng hơn sau thời gian ngắn.
Khi trẻ bị viêm đường hô hấp nên làm gì?
Trong chuyên mục hỏi đáp Y Dược hôm nay sẽ gửi đến các bạn độc giả về việc cần làm khi trẻ bị viêm đường hô hấp lúc giao mùa.
Theo dõi tình trạng bệnh viêm đường hô hấp để tránh biến chứng
Khi trẻ có các biểu hiện ho, hắt hơi, sổ mũi nhưng không sốt hoặc sốt nhẹ cần theo dõi trẻ chặt chẽ hơn và chưa nên dùng thuốc kháng sinh và thuốc hạ nhiệt. hãy dùng nhiệt kế để kiểm tra thân nhiệt cho trẻ. Nếu thấy trẻ ho nhiều, mệt mỏi, sốt trên 38 độ và đặc biệt là có khó thở thì cần nhanh chóng cho trẻ đến cơ sở Y tế gần nhất để được khám và xử lý kịp thời đề phòng trẻ bị viêm phổi cấp tính. Trong thời gian chưa kịp đưa trẻ đi viện nếu sốt ở 38 độ có thể dùng khăn ấm để lau trán, nách, bẹn hoặc đắp khăn lên trán cho trẻ; khi trẻ bị sốt nên mặc quần áo rộng thoáng để dễ thoát nhiệt không nên mặc nhiều quần áo cho trẻ.
Bác sĩ khuyên nên cho trẻ ăn lỏng, ấm và uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày. Nếu trẻ còn bú mẹ thì cứ cho trẻ bú như bình thường hoặc tăng số lần và tăng thời gian bú mẹ lên càng tốt. Nếu trẻ sốt vừa hoặc sốt cao mà chưa kịp cho trẻ đi bệnh viện được thì cần cho trẻ uống dung dịch ôrêzôn (ORS) loại 5,63g/gói, pha một gói vào 200ml nước đã đun sôi, để nguội. Nếu không có ORS, có thể dùng nước cháo muối, bằng cách cho một nắm gạo (50g) với một nhúm muối (3,5g) và sáu bát nước, đun sôi cho đến khi hạt gạo nở bung ra (khoảng 15 phút), chắt ra một lít nước cháo cho trẻ uống dần. Lưu ý là nước cháo đã pha chỉ dùng trong ngày, tốt nhất là trong vòng 6 giờ. Trẻ dưới 2 tuổi, nên cho uống từng thìa, đối với trẻ lớn uống từng ngụm bằng cốc hoặc bát. Dùng dung dịch ORS hay nước cháo, nếu trẻ bị nôn ra, cần dừng lại, sau 5 – 10 phút cho uống tiếp.
Phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ
Phòng bệnh hơn chữa bệnh là câu nói của ông cha ta. Để phòng bệnh viêm đường hô hấp ở trẻ lúc giao mùa cần lưu ý từ khâu ăn, uống, mặc kể lúc chơi và lúc ngủ. Không nên cho trẻ ăn uống thức ăn lạnh, nguội; khi đi ra đường cần cho trẻ mặc ấm, đeo găng tay, bít tất; không cho trẻ nghịch nước; trong sinh hoạt hàng ngày mỗi lần trẻ làm ướt quần áo (trẻ tè ra quần áo) cần được thay ngay cho trẻ và cần thay bỉm cho trẻ. Nên tắm cho trẻ bằng nước ấm, tắm trong phòng kín gió, tắm xong cần lau người thật nhanh và mặc quần áo cho trẻ. Không để gió lùa vào phòng học, phòng ngủ và phòng trẻ chơi.
Cho trẻ mặc ấm khi ra ngoài để tránh bị viêm đường hô hấp
Thân nhiệt trẻ thường cao, nên khi ngủ trẻ hay có phản xạ đạp tung hết chăn, người lớn cần quan tâm đắp lại chăn cho trẻ, nếu không, trẻ sẽ bị viêm đường hô hấp do cảm lạnh.
Hàng ngày nên tập cho trẻ vệ sinh răng miệng nhất là các trẻ lớn, nên súc miệng bằng nước muối sinh lý vô khuẩn. Cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, ngoài ra nên cho trẻ ăn thêm trái cây để có đủ lượng vi chất cần thiết tạo kháng thể chống các tác nhân gây nhiễm trùng.
Nguồn: duocsi.edu.vn