Search
Thứ Sáu 22 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Bật mí công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây Núc nác

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Núc nác hay còn được gọi với tên khác là Lin may hay Ung ca đây là một loại cây thuốc đặc biệt với nhiều công dụng chữa bệnh được các bác sĩ y học cổ truyền vận dụng vào nhiều bài thuốc vô cùng hữu ích.

Bật mí công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây Núc nác

Bật mí công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây Núc nác

Thông tin cần biết về cây Núc nác

Núc nác có tên khoa học là Oroxylum indicum (L.) Kurz, Núc nác là một cây thuốc quý, cây nhỡ, cao 5m-13m. Thân nhẵn, ít phân cành, vỏ cây màu xám tro, mặt trong màu vàng. Lá xẻ 2-3 lần lông chim, dài tới 1,5 m. Hoa màu nâu đỏ sẫm mọc thành chùm dài ở ngọn thân. Đài hình ống, cứng, dày, có 5 khía nông. Tràng hình chuông, phình rộng, có 5 thùy họp thành hai môi, 5 nhị, có chỉ nhị có lông ở gốc. Đĩa mật có 5 thùy rõ, cao 4mm-5 mm, đường kính 12mm-14mm. Quả thõng, dài 40-120cm, rộng 5-10cm, các mảnh vỏ hóa gỗ. Hạt dài 4cm -9cm, rộng 3cm -4cm, kể cả cánh mỏng bao quanh. Hoa nở về đêm, thụ phấn nhờ dơi. Hoa và quả từng lúc quanh năm. Các quả chín vẫn ở trên cây khá lâu vào mùa khô khi cây rụng hết lá.

Thành phần hóa học có trong cây Núc nác

Theo chia sẻ của các giảng viên Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết trong cây núc nác có chứa một số thành phần hóa học như ở trong vỏ và hạt của núc nác chứa một hỗn hợp flavonoid và chất đắng kết tinh là oroxylin. Vỏ chứa baicalein và chrysin. Hạt cũng chứa oroxylin và một chất dầu chứa 80,40% acid oleic, acid palmitic, acid stearic và acid lignoceric.

Một số tác dụng dược lý của cây Núc nác

Ở nước ta đã sản xuất nunaxin viên 0,25 g từ hỗn hợp các flavonoid để trị mày đay và mẩn ngứa , dùng vỏ Núc nác làm viên Habanin kháng trùng và một loại viên kết hợp 2 dạng thuốc trên.

Một số đơn thuốc chữa bệnh áp dụng với cây Núc nác

Núc nác là một loại cây thường mọc hoang phân bố ở các rừng thường xanh

Núc nác là một loại cây thường mọc hoang phân bố ở các rừng thường xanh

  1. Trị bệnh sởi cho trẻ em: Vỏ cây Núc Nác 6g, Kinh Giới 6g, Kim Ngân Hoa 4g, Liên Kiều 6g, lá Diếp Cá 5g, Mã Đề 4g, Sài Đất 5 g, hoa Hồng Bạch 4 g, Huyền Sâm 8g, Sài Hồ 4g, Cam Thảo 2g, Đương Quy 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 – 4 lần.
  2. Thuốc rửa hoặc bôi tại chỗ: Vỏ cây Núc Nác (Hoàng Bá Nam) 50g, lá Kinh Giới 30 g, lá Đinh Lăng 30g. Sắc lấy nước rửa hoặc bôi ngoài da ngày 2 lần.
  3. Chữa ho lâu ngày: 5-10g hạt, sắc nước hoặc tán bột uống.
  4. Trị đau tức hạ sườn phải, da vàng, nước tiểu đỏ (do can khí uất kết): Bài 1: Vỏ cây Núc Nác (Hoàng Bá Nam) 16g, Bạch Thược 12 g, Hạt Dành Dành (Chi Tử) 12g, Đan Bì 12g, Nhân Trần 12g, Sài Hồ 16g, Xa Tiền 12g, Cỏ Nhọ Nồi)16g, Rau Má 20g, Cam Thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. Bài 2: Vỏ cây Núc Nác 16g, Cối Xay 16g, Chó đẻ răng cưa 16 g, Sài Hồ 12g, Đương Quy 16 g, Tam Thất 10g, Thanh Bì 12g, Cơm Rượu 16g, Xa Tiền 12g, Rễ Cỏ Tranh 16 g, Cam Thảo 12g. Sắc lấy nước uống ngày một thang chia 2 lần.
  5. Chữa lở do dị ứng sơn: Vỏ Núc nác nấu cao, dùng uống và bôi vào chỗ lở.
  6. Trị viêm đường tiết niệu, đái buốt ra máu: Vỏ núc nác, rễ Cỏ tranh, Mã đề mỗi thứ một nắm, sắc lấy nước uống.
  7. Chữa đau dạ dày: Vỏ cây Núc Nác, Bồ Hoàng, Ngũ Linh Chi, Ô Tặc Cốt sắc lấy nước cho người bệnh uống.
  8. Trị mụn nhọt, viêm da, dị ứng, mẩn ngứa: Vỏ cây Núc Nác sao qua 16g, Kim Ngân Hoa 16g, Kinh Giới 16 g, Phòng Phong 10g, Hạt Dành Dành 10 g, Sài Hồ 16g, Đinh Lăng 16g, Xuyên Khung 10g, Bạch Chỉ 10g, Sài Đất 16g, lá Cơm Rượu 16g, Uất Kim 10g, Cam Thảo 10 g. Sắc lấy nước uống ngày 1 thang chia 2 lần. Vỏ cây Núc Nác 16 g, Lá Đơn Đỏ 14g, Ké Đầu Ngựa 14g, Kim Ngân Hoa 16g, Tô Mộc 10 g, Trần Bì 10g, Cúc Hoa 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.
  9. Chữa bệnh ngoài da lở ngứa, bệnh tổ đĩa ngứa giữa lòng bàn tay, bệnh giang mai lở loét: Vỏ Núc nác, Khúc khắc, mỗi vị 30g, sắc uống hàng ngày.
  10. Trị vú có cục rắn, đau: Vỏ cây Núc Nác 16g, Hương Nhu 16g, Cát Căn 16g, Trinh Nữ Hoàng Cung 6 g, Uất Kim 10g, Táo Nhân (sao đen) 16g, Đinh Lăng 16g, Hòe Hoa (sao vàng) 20g, Đương Quy 12g, Hoàng kỳ 2g, Xuyên Khung 12g, Tam Thất 12g, Huyền Sâm 16g, Xương Bồ 12 g, Chích Cam Thảo 12g. Sắc lấy nước uống ngày 1 thang chia 2 lần, dùng trong 20 – 30 ngày 1 liệu trình.
  11. Trị lị: Vỏ cây Núc Nác 20g, Hoàng Liên 12 g, Cỏ Sữa 20 g, Khổ Sâm 16g, Lá Nhót 20g, Củ Mài 16g, Hạt Sen 16g, Bạch Truật 12g, Chích Cam Thảo 12 g, Cỏ Nhọ Nồi sao đen 20g. Sắc lấy nước uống ngày 1 thang chia 2 lần. Vỏ cây Núc Nác 16 g, Búp Ổi 12g, Đinh Lăng 20g, Khổ Sâm 16g, Rau Sam 20g, Hoa Hòe (sao đen) 16 g, Cỏ Sữa 20g, Bạch Truật 12 g, Cỏ Ngũ Sắc 16g, Ngũ Gia Bì 16g, Hoàng Đằng 12g, Chích Cam Thảo 12 g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Ngoài những công dụng như trên thì các giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cũng khuyến cáo rằng đối với những người hư hàn gây đau bụng, đầy bụng tiêu chảy không nên dùng núc nác.

Nguồn: duocsi.edu.vn