Vải là một loại cây ăn quả được khá nhiều người yêu thích và biết đến, tuy nhiên qua bài viết này sẽ khiến các bạn đọc ngạc nhiên về khả năng điều trị bệnh hữu dụng từ cây Vải ăn quả.
- Ngạc nhiên với công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây Khế
- Bật mí công dụng chữa bệnh từ cây Hổ vĩ
- Tìm hiểu công dụng chữa bệnh đặc biệt từ cây Hồi đầu
Bất ngờ với công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây Vải
Thông tin sơ lược về cây Vải
Vải là một loại cây thuộc họ Bồ hòn – Sapindaceae, Cây gỗ cao 8m-15m. Cành tròn, màu gụ. Tán lá rộng. Lá kép lông chim, 2-4 đôi lá chét cứng dai, đầu nhọn, gốc hơi tù, mặt trên sáng, mặt dưới thẫm. Hoa xếp thành hình chùy ở ngọn cành, có lông nâu, cuống hoa có đốt, thường, hoa thường ra hoa vào tháng 2 đến tháng 3 hàng năm. Ðài hình đấu phân thùy nhẵn, có lông cả hai mặt. Không có tràng. Ðĩa vòng, phân thùy, nhẵn. Nhị 7-10, Bầu 2 ô, có lông. Quả hình trứng, vỏ sù sì, áo hạt dày bao gần hoàn toàn hạt; hạt màu nâu, quả chín từ tháng 5-7.
Theo Đông y, hạt vải có vị ngọt, hơi đắng, tính ấm, có tác dụng hành khí tán kết, khư hàn chỉ thống. Cùi có vị ngọt chua, tính mát; có tác dụng mát phổi, bổ tỳ, khoan khoái, bớt bốc nóng, nặng đầu. Công dụng, chỉ định và phối hợp: Hạt dùng chữa đau dạ dày, đau ruột non, đau tinh hoàn. Ngày dùng 6g-20 g dạng thuốc sắc lấy nước. Cùi vải dùng chữa khát nước, mệt, có hạch ở cổ. Ngày dùng 5-10 g dạng thuốc sắc. Vỏ cũng được dùng chữa ỉa chảy và đau bụng đi ngoài.
Tác dụng dược lý của cây Vải
Vãi có tác dụng nội tiết: tiêm dưới da a (Methylenecyclopropyl) – Glycine liều 60-400 mg/kg cho chuột nhắt nhịn đói 24 giờ thấy đường huyết hạ , lượng Glycogen ở gan giảm rõ (Trung Dược Học).
Thành phần hóa học có trong cây Vải
Về thành phần hóa học, dược sĩ Lê Thị Thanh Nhàn hiện đang là giảng viên Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM Trong hạt vải có Tannin, Saponin, a(Methylenecyclopropyl)-Glycine (Trung Dược Học); Trong hạt trái vải a(Methylenecyclopropyl)-Glycine, Saponosid, Tanin. Áo hạt chứa đường và các Aminoacid (Từ Điển Cây Thuốc Việt Nam).
Ứng dụng Vải vào một số bài thuốc chữa bệnh
Vải được trồng khá phổ biến ở nước ta
- Trị đau bụng khi hành kinh hay sau khi đẻ: Hạt Vải đốt tồn tính (không để cháy thành than) 20 g. Củ gấu (Hương phụ) sao 40g tán mịn thành bột, uống mỗi lần 8 g với nước muối nhạt hay nước cơm. Ngày uống 2-3 lần.
- Trị đái sưng đau: Hạt vải, hạt Quýt, Thanh bì (bỏ ruột), hoa Hồi, lượng bằng nhau, sao, tán mịn thành bột, uống mỗi lần 8g với rượu. Hoặc dùng hạt đốt tồn tính thành than, tán mịn thành bột, uống với rượu.
- Chữa răng sưng đau có sâu: Quả vải xanh để cả vỏ đốt tồn tính, tán mịn, xát vào chân răng. Hoặc dùng nhân hạt sấy khô, tán bột, xát vào răng bị đau, nhiều lần trong ngày (theo Nam dược thần hiệu).
Ngoài ra các giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM còn cho biết ở Ấn Độ, lá được dùng trị các vết cắn của động vật.
Nguồn: duocsi.edu.vn