Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh thường gặp nhất hiện nay, ở bất kì mọi lứa tuổi nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm.
5 nguyên tắc “vàng” khi sử dụng thuốc kháng sinh an toàn và hiệu quả
Tác hại khôn lường của thuốc tránh thai mà chị em cần phải biết
Bệnh tiểu đường để lại nhiều biến chứng nguy hiểm
Bệnh tiểu đường còn gọi là Đái tháo đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat, mỡ và protein khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư,…
Biểu hiện của bệnh tiểu đường
Theo Thư viện Y Dược thì biểu hiện của bệnh tiểu đường là lượng đường trong máu luôn tăng cao. Theo thời gian, lượng đường dư thừa làm tăng nguy cơ bệnh tim, giảm thị lực, thần kinh và làm tổn thương các cơ quan khác. Cơ thể có thể cảm thấy khát nước liên tục, đi tiểu nhiều lần, cơ thể lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, giảm cân nhanh trong thời gian ngắn không rõ nguyên nhân, ăn nhiều nhưng nhanh đói, mắt bị mờ đi,…
Cây thuốc chữa bệnh tiểu đường
Dược sĩ Trần Văn Chện – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, để khắc phục tình trạng bệnh tiểu đường ngày càng nghiêm trọng, chúng ta có thể sử dụng những cây thuốc nam, những loại thảo dược từ trong dân gian có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất công hiệu và an toàn không gây ra các tác dụng phụ giống như thuốc tây và đã được nhiều người áp dụng như dùng lá dứa, cam thảo đất, cây chó đẻ, quả đậy bắp…
Chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa
Chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa:
Lá dứa được xếp vào một trong những cây thuốc có tác dụng chữa trị bệnh tiểu đường cực kỳ tốt. Đây là một bài thuốc dân gian được nhiều áp dụng.
Theo Dược sĩ Tư vấn, mỗi lần bạn nấu chừng 10 lá Dứa, dùng dao cắt nhỏ ra, cùng với 2.5 lít nước, co cạn tới khi thấy còn lại chừng 2 lít là có thể uống được. Với khoảng 2 lít nước lá Dứa này bạn uống hết trong 1 ngày. Có thể uống thay nước. Uống trước các bữa ăn chừng 20 phút. Uống trong 1 tuần lễ mới bắt đầu có kết quả.
Uống Lá Dứa chữa bệnh tiểu đường khá hiệu quả, nhưng cần kiêng cữ trong ăn uống và còn quan trọng hơn nhiều đó là việc tập thể dục.
Chữa bệnh tiểu đường bằng trái đậu bắp:
Theo các nhà Đông y, thật ra, từ lâu ở trong dân gian nhiều người đã có kinh nghiệm trong việc dùng đậu bắp hay phối hợp đậu bắp với một số thảo dược thiên nhiên khác trong việc chữa bệnh tiểu đường giúp ổn định đường huyết, và kết quả cho hiệu quả rất tốt. Người bị mắc bệnh tiểu đường nếu hàng ngày sử dụng nhiều đậu bắp trong các món ăn hay dùng thân, lá và chính trái đậu bắp phơi khô, rồi sau đó sắc uống để chữa bệnh tiểu đường. Một số thảo dược như lá ổi, khổ qua, lá sakê… dùng để phối hợp với đậu bắp trong việc chữa bệnh tiểu đường.
Chữa bệnh tiểu đường bằng cây đậu bắp
Cam thảo đất và chó đẻ là 2 cây thuốc chữa bệnh tiểu đường rất tốt
Cây chó đẻ là 1 trong số các loại thảo dược thiên nhiên có đặc tính như vậy. Tuy nhiên để hỗ trợ việc chữa bệnh tiểu đường cho tốt, ở mỗi nơi người ta thường kết hợp cây chó đẻ cùng với các loại cây khác nhằm cho hiệu quả cao hơn. Ở trong bài viết này chúng tôi giới thiệu 1 bài thuốc kết hợp giữa cây Diệp hạ châu và Cam thảo đất chữa bệnh tiểu đường.
Cách sử dụng cây thuốc chữa bệnh tiểu đường: Dùng Diệp hạ châu khoảng 10g – 15g, Cam thảo đất khoảng 10g – 15 g, đem đi nấu nước uống để hàng ngày, khi hết biến chứng, hoặc giảm các triệu chứng có thể giảm xuống mỗi thứ còn khoảng 5g nấu nước để uống hằng ngày.
Ngoài các cây thuốc chữa bệnh tiểu đường trên mọi người có thể áp dụng một bài thuốc chữa bệnh tiểu đường như sau:
Nhân sâm: Trong tổng glycosit Nhân sâm có ginsenin – có tác dụng giảm đường. Liều lượng lớn (100mg/kg) có tác dụng rõ rệt, khi ngừng thuốc còn duy trì hiệu quả được thêm 1 – 2 tuần.
Khổ qua: Chất lấy ra từ Khổ qua có tác dụng tương tự như insulin.
Phiên thạch lựu: Thành phần giảm đường của lá là Flavon glycosit. Ngoài tác dụng giảm đường còn có tác dụng hạ huyết áp, giảm mỡ.
Hạt quả vải: Giảm đường huyết và giảm mạnh hàm lượng glucogen.
Sơn dược: Mỗi ngày uống 250g nước thuốc sắc, uống lâu dài có công hiệu giảm đường.
Có thể chữa tiểu đường bằng khổ qua, râu ngô, bột bí đỏ,…
Râu ngô: Uống 50g nước râu Ngô có thể giảm triệu chứng bệnh tiểu đường.
Hoàng kỳ: Dùng trị bệnh tiêu khát.
Câu kỳ tử: Có thể làm thành rau ăn mỗi ngày có thể dùng 6 – 12g.Trong quả có betain, axit ascorbic, axit nicotianic. Câu kỷ tử có tác dụng làm hạ đường huyết. Có thể ngâm rượu dùng làm thuốc hạ đường huyết. Cách ngâm như sau: Khởi tử 600g; Rượu 2 lít (rượu 35 –40 độ). Giã nhỏ Khơi tử, cho rượu vào ngâm 2 tuần trở lên sau đó lọc lấy rượu để uống; ngày uống 1 – 2 chén con.
Bột Bí đỏ: Mỗi ngày dùng 30g, dùng trong 1 – 3 tháng; dùng càng lâu càng có hiệu quả tốt.
Con lươn: Bệnh nhân tiểu đường mỗi ngày nên ăn 60 – 90 g lươn, ăn trong 3 – 4 tuần, đường huyết, đường niệu giảm.
Nguồn: duocsi.edu.vn