Search
Thứ Năm 21 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Một số thông tin cần biết về bệnh giang mai là gì?

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Giang mai là một trong những bệnh tình dục cũng như bệnh xã hội đáng sợ nhất đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân. Vậy cần biết gì về bệnh giang mai?

Một số thông tin cần biết về bệnh giang mai là gì?

Một số thông tin cần biết về bệnh giang mai là gì?

Định nghĩa về bệnh giang mai

Giang mai là bệnh lây qua đường tình dục thông qua việc vi khuẩn xâm nhập vào da, miệng, cơ quan sinh dục, và hệ thần kinh. Đây không phải là bệnh thông thương nên nếu bệnh được phát hiện sớm thì có thể được điều trị dễ dàng và không gây ra bất cứ tổn thương hay hậu quả nào. Tuy nhiên nếu kéo dài  hoặc không điều trị kịp thời có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng lên não, hệ thần kinh, tim và các cơ quan khác. Bệnh có thể lây nhiễm ở bất kì đối tượng nào cả người lớn và trẻ em (đa số nam mắc nhiều hơn nữ và tỷ lệ cao ở những người quan hệ đồng tính).

Những dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo bệnh giang mai

Bệnh giang mai được chia làm 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn có những dấu hiệu nhận biết khác nhau.

  • Giai đoạn 1: xảy ra từ 2 đến 4 tuần sau khi bị nhiễm bệnh, các triệu trứng nhận biết bao gồm lở loét ở nơi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thường là ở bộ phận sinh dục, hoặc cũng có thể được tìm thấy ở miệng hoặc hậu môn nếu các bộ phận này cũng có liên quan đến hoạt động tình dục với người nhiễm bệnh. Vết lở loét này có thể tự lành lại sau 1 đến 5 tuần.
  • Giai đoạn 2: Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ chuyển qua giai đoạn hai bắt đầu từ 6 đến 12 tuần. Các triệu chứng nhận biết bao gồm: sốt, nhức đầu, đau khớp, ăn không ngon, nổi ban (hay gặp ở bộ phận sinh dục, miệng, đặc biệt là trên lòng bàn tay và lòng bàn chân), đau họng, sưng tuyến hạch (nách, háng, cổ),mệt mỏi. Giai đoạn này cũng có thể kéo dài nhiều năm mà không có triệu chứng điển hình nào.
  • Giai đoạn 3: khoảng từ 10 đến 40 năm sau khi bắt đầu nhiễm bệnh. Các triệu chứng bệnh giang mai thể hiện rõ mức độ nguy hiểm như  tổn thương tim mạch và não, ảnh hưởng đến trí nhớ, gây tê liệt và mất khả năng kiểm soát thăng bằng.

Nguyên nhân gây ra giang mai

Do một loại vi khuẩn có tên là Treponema pallidum gây ra, thường lây truyền qua đường tình dục. Trong các chương trình sức khỏe đời sông cho biết, có vài trường hợp Treponema pallidum có thể lây truyền qua vết nứt hoặc vết cắt ở da nếu bệnh nhân chạm trúng vết lở loét của người bị nhiễm bệnh.

Những dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo bệnh giang mai

Những dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo bệnh giang mai

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh: bệnh nhân nhiễm HIV, bệnh nhân từng bị nhiễm giang mai, mẹ mắc bệnh giang mai có thể truyền sang cho thai nhi, gái mại dâm, người đồng tính….

Bác sĩ chẩn đoán giang mai dựa vào tiền sử bệnh và khám lâm sàng, tập trung vào các cơ quan sinh dục, miệng và hậu môn. Sau khám lâm sàng nếu phát hiện dấu hiệu khả nghi, bác sĩ sẽ xét nghiệm lấy một mẩu mô hoặc dịch từ vết lở để tìm vi khuẩn (thông qua kính hiển vi) hoặc thực hiện kĩ thuật  xét nghiệm máu VDRL để xác định kháng thể chống lại vi khuẩn Treponema pallidum hay không.

Giang mai được chia thành 3 giai đoạn và tùy theo từng giai đoạn mà có các phương pháp điều trị khác nhau:

  • Giai đoạn một của bệnh dễ chữa trị nhất, nếu phát hiện sớm có thể điều trị mà không để lại biến chứng nào và được chữa bằng cách tiêm hoặc uống thuốc kháng sinh.
  • Nếu bệnh nhân ở giai đoạn 2 và 3, thì bệnh nhân cần dùng kháng sinh với thời gian dài hơn và nặng hơn. Song song với việc thường xuyên xét nghiệm máu để theo dõi quá trình và bảo đảm đã hoàn toàn khỏi bệnh.

Nguồn: duocsi.edu.vn