Search
Thứ Hai 9 Tháng Chín 2024
  • :
  • :

Một số loại thuốc giúp giảm tác hại của thuốc kháng sinh

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Một số loại thuốc giúp giảm tác hại của thuốc kháng sinh

Một số loại thuốc giúp giảm tác hại của thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh là loại thuốc tiêu diệt các loại vi khuẩn nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng vô tình tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong cơ thể, vậy sử dụng loại thuốc để giảm tác hại của thuốc kháng sinh?

Theo các giảng viên tuyển sinh Cao đẳng Y Dược chính quy – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ thuốc kháng sinh giúp ngăn chặn tác hại của vi khuẩn có hại nhưng làm thế nào để sử dụng kết hợp thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác để đạt hiệu quả giảm đi tác hại của thuốc kháng sinh

Những loại thuốc nào giúp giảm tác hại của thuốc kháng sinh?

Thuốc kháng sinh khi được đưa vào cơ thể sẽ có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn có hại nhưng đồng thời các vi khuẩn có lợi cũng bị tiêu diệt theo. Nên sau khi uống thuốc kháng sinh, cơ thể sẽ gặp phải tình trạng tiêu chảy cấp, sống phân đặc biệt là trẻ nhỏ hay gặp nhất. Có một số loại thuốc sau đây giúp giảm đi tác hại không mong muốn của thuốc kháng simh.

  • Men vi sinh

Một số loại thuốc giúp giảm tác hại của thuốc kháng sinh

Một số loại thuốc giúp giảm tác hại của thuốc kháng sinh

Men vi sinh là thuốc được rất đa số người tiêu dùng lựa chọn vì chức năng giảm đi một số tác hại trong thuốc kháng sinh. Hoạt động theo cơ chế gây rối loạn do kháng sinh gây ra có tác dụng tốt nhất. Men vi sinh giúp cơ thể  bổ sung nhiều vi khuẩn có lợi nhằm lấy lại sự cân bằng của hệ vi khuẩn ruột. Một số loại thuốc có thể sử dụng là men chứa Lactobacillus acidophillus, Bifidobacterium longum lactomin…Theo DS Mai Văn Khu hiện đang công tác tại Bệnh viện Bạch Mai khuyên người bệnh nên uống men vi sinh cách thời điểm uống kháng sinh khoảng 2h. Theo đó, liều lượng dùng đối với người lớn là 1 gói và ngày uống 2 lần riêng đối với trẻ dưới 1 tuổi tiến hành uống 2 nửa gói trong 1 ngày.

  • Thuốc băng xe niêm mạc

Hiện tượng tiêu chảy cấp triệu chứng hay gặp khi uống thuốc kháng sinh vì vậy sử dụng thuốc băng xe niêm mạc có tác dụng cầm tiêu chảy ngay lập tức, thuốc tác dụng giảm đi tác hại của thuốc kháng sinh khá nhanh và hiệu quả. Thuốc được sử dụng  dành cho trẻ em bị tiêu chảy cấp, một số loại thuốc có tác dụng hiệu quả như: diosmectite (smecta), racecadotril (hidrasec)…

  • Men tiêu hóa

Sử dụng thuốc kháng sinh khi cơ thể cảm thấy chán ăn, dễ dẫn đến hiện tượng buồn bực mệt mỏi. Khi uống men tiêu hóa một số acid amin phân tử nhỏ hoặc men tiêu hóa đơn giản giúp kích thích ăn uống và mang đến cảm giác ăn ngon miệng hơn, giúp người bệnh cảm thấy bớt chán ăn mệt mỏi, đồng thời cũng loại bỏ đi tác hại không mong muốn của thuốc kháng sinh. Men tiêu hóa có tác dụng khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ em và giúp hệ tiêu hóa của trẻ tiêu hóa tốt hơn. Một số thuốc có thể dùng như: vitamin B1, B62, B6, tinh chất men bia…

Nguyên tắc sử dụng như thế nào để giảm tác hại của thuốc kháng sinh?

Để hạn chế các tác dụng phụ và giảm tác hại của thuốc kháng sinh, sau khi uống thuốc người dùng nên tuân thủ đúng các nguyên tắc sử dụng thuốc dưới đây:

  • Thời điểm uống thuốc: Nên uống thuốc vào lúc đói và xa bữa ăn và uống 2 lần trong ngày, cách nhau khoảng 12 giờ.
  • Liều lượng và thời gian dùng thuốc: Phải sử dụng thuốc theo đúng liều lượng chỉ dẫn của bác sĩ và tuyệt đối không được tự ý tăng liều lượng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Nên uống thuốc kháng sinh từ 7 đến 10 ngày để hạn chế tác hại của thuốc kháng sinh hiệu quả. Một số loại kháng sinh có thể được chỉ định dùng trong 5 ngày tuy nhiên vẫn có loại thuốc dùng trong 3 ngày chính là thuốc azithromycin. Vì vậy người dùng khi sử dụng phải tuân thủ đúng theo chỉ dẫn và tư vấn của bác sĩ, đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để nắm bắt kiến thức y dược cơ bản giúp bảo vệ sức khỏe tốt nhất, phòng tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
  • Theo dõi các phản ứng dị ứng của thuốc: Khi sử dụng để giảm tác hại của thuốc kháng sinh người dùng cần thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe tránh gặp phải phản ứng nghiêm trọng như: sốc phản vệ thường xảy ra với nhóm thuốc betalactam với các biểu hiện như tím tái, khó thở và đau bụng dữ dội. Do đó, trước khi dùng thuốc kháng sinh người dùng cần khai báo tiền sử bệnh tình cho bác sĩ kê đơn.

Nguồn:  Dược sĩ