Việc thiếu hiểu biết trong việc sử dụng nhóm thuốc hạ sốt – giảm đau – chống viêm không steroid đã để lại rất nhiều tác dụng không mong muốn cho người bệnh. Vậy tác dụng không mong muốn và biện pháp khắc phục đó như thế nào?
- Nguyên nhân và cách khắc phục khi cơ thể thiếu Vitamin và chất khoáng
- Thuốc Doxycyclin giúp điều trị các bệnh nhiễm khuẩn hiệu quả
- Bệnh đau ruột thừa thường xảy ra ở độ tuổi nào?
Giải quyết những thắc mắc về thuốc hạ sốt – giảm đau – kháng viêm
Tác dụng không mong muốn và cách khắc phục
1. Loét dạ dày – tá tràng
Theo các chuyên gia Truong Cao dang Duoc Sai Gon cho biết: Tất cả các NSAID đều có tác dụng phụ liên quan đến chính cơ chế tác dụng của thuốc: Do ức chế men cyclo-oxygenase (COX), làm giảm sự tạo prstaglandin nên có thể gây loét dạ dày tá tràng. Các tác dụng phụ này gặp cả khi dùng bằng đường tiêm, đặt hậu môn hoặc bôi ngoài trên diện rộng. Loét dạ dày kèm xuất huyết gặp nhiều hơn nếu sử dụng thuốc bằng đường uống.
Ngoài cơ chế tác dụng thông qua ức chế COX-1, tác dụng gây loét còn do độ tan thấp trong môi trường dịch vị tạo khả năng kích ứng cao lên niêm mạc dạ dày tá tràng, đặc biệt là dạ dày.
Để giảm bớt các tác dụng phụ trên ống trên tiêu hóa có thể có các cách xử lý sau:
– Tạo viên bao tan trong ruột, loại viên này phải uống xa bữa ăn nếu là bao cả viên (ví dụ viên Aspirin pH 8).
– Tạo viên sủi bọt hoặc các dạng uống có thể hòa tan thành dung dịch trước khi uống (ví dụ gói bột Aspegic).
– Lượng nước uống phải lớn (200 ml – 250 ml).
– Hiện nay, xu hướng khuyên dùng phối hợp thêm với các chất chẹn bơm proton (omeprazol, lansoprazol…) được ủng hộ. Trở ngại là giá thành của các chất chẹn bơm proton đắt, vì vậy chỉ dùng với người có nguy cơ cao.
– Tôn trọng mức liều tối đa cho phép (bảng 10.2) cũng sẽ giảm bớt nguy cơ gây loét.
Các Dược sĩ cũng khuyến cáo rằng không được dùng các antacid và các chất bao bọc niêm mạc vì hiệu quả kém và gây tương tác do cản trở hấp thu. Nếu dùng thì phải uống 2 thuốc cách nhau tối thiểu 2 giờ.
– Những năm gần đây, do phát hiện được COX-1 liên quan đến việc tổng hợp prostaglandin, tạo chất nhầy bảo vệ dạ dày, còn COX-2 chịu trách nhiệm về các phản ứng viêm – đau – sốt nên những hợp chất mới có tác dụng chọn lọc trên COX-2 ra đời như celecoxib (Celebrex), rofecoxib (Vioxx) cũng đã giảm được đáng kể (khoảng 50%) tỷ lệ loét dạ dày nhưng tính ưu việt của nhóm này còn cần có thời gian để kiểm chứng vì đã thấy có những ADR khác cũng nguy hiểm không kém cho bệnh nhân; ví dụ điển hình nhất là việc ngừng lưu hành rofecoxib gần đây do tai biến trầm trọng gây nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Những loại thuốc này có thể gây nên loét dạ dày, chảy máu
2. Chảy máu
Tác dụng gây chảy máu, mất máu kéo dài xảy ra không phụ thuộc vào liều tác dụng này được áp dụng trong điều trị để ngừa đông máu nhằm tránh các tai biến mạch vành, nhồi máu cơ tim. Thuốc thường sử dụng với mục đích này là aspirin vì aspirin có tác dụng ức chế chức năng tiểu cầu không hồi phục và chỉ cần dùng ở mức liều thấp hơn nhiều so với liều cần để giảm đau – hạ sốt – chống viêm.
Tác dụng phụ này có thể dẫn đến thiếu máu khi dùng NSAID kéo dài do mất máu thường xuyên từng ít một qua đường tiêu hóa.
Cũng do làm giảm khả năng đông máu nên dược sĩ tư vấn không được dùng trong những trường hợp sốt có xuất huyết và tạng chảy máu.
3. Mẫn cảm
Một tác dụng phụ khác cũng hay gặp với các NSAIDs, đó là hiện tượng mẫn cảm với thuốc, hay gặp nhất khi dùng aspirin: Ban đỏ ở da, hen, sốc quá mẫn. Các tác dụng này có thể gặp ở các bệnh nhân có tiền sử dị ứng, có bệnh hen, polyp mũi, sốt (đặc biệt hay gặp ở bệnh nhân bị sốt do virus), vì vậy phải thận trọng khi dùng cho những bệnh nhân có cơ địa dị ứng hoặc đã có tiền sử dị ứng, hen do dùng aspirin.
Hội chứng Reye ở bệnh nhân nhi (gặp nhiều ở trẻ, dưới 12 tuổi) do dùng aspirin để hạ sốt khi nhiễm virus dẫn đến tử vong đã được xác nhận, chính vì vậy hạn chế dùng các chế phẩm NSAID để hạ sốt cho trẻ em; những trường hợp này paracetamol là thuốc được lựa chọn.
Những lưu ý cần tránh khi sử dụng thuốc NSAID
2. Tương tác thuốc cần tránh khi dùng các thuốc NSAIDs
– Khi sử dụng thuốc: Không phối hợp các NSAIDs với nhau vì tác dụng phụ loét đường tiêu hóa và chảy máu sẽ tăng.
– Không dùng các thuốc antacid hoặc thuốc bao niêm mạc đồng thời với NSAIDs vì sẽ làm giảm nồng độ NSAID trong máu. Nếu cần dùng, phải uống 2 thuốc cách nhau 2 giờ.
– NSAIDs có thể làm giảm hiệu quả điều trị của các thuốc chống tăng huyết áp, đặc biệt là của nhóm ức chế men chuyển (ACE), giảm tác dụng bài niệu của thuốc lợi tiểu.
– NSAIDs làm tăng nguy cơ chảy máu trầm trọng khi dùng đồng thời với các thuốc chống đông máu khác. Giám sát thời gian đông máu để hiệu chỉnh lại liều thuốc chống đông máu, theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu xuất huyết (máu trong phân), định lượng hematocrit là những việc cần phải làm thường xuyên trong quá trình điều trị kéo dài.
– Sử dụng các NSAID, đặc biệt là các salicylat cùng với rượu làm tăng nguy cơ xuất huyết.
– Các salicylat làm giảm bài xuất acid uric qua nước tiểu, do đó không dùng giảm đau khi bị bệnh Gout.