Search
Thứ Bảy 23 Tháng Mười Một 2024
  • :
  • :

Dược sĩ tư vấn liều dùng thuốc Hapacol đúng cách

1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:

Thuốc Hapacol được sử dụng trong hạ sốt, giảm đau, sau đây là công dụng, liều dùng và những thận trọng khi sử dụng thuốc Hapacol để không phải bị tác dụng phụ.

Những thông tin về thuốc Hapacol sau đây không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ, người bệnh không tự ý áp dụng.

Thuốc Hapacol có những thành phần nào?

Dược sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, trong một viên thuốc Hapacol có chứa các thành phần:

  • Paracetamol 500mg
  • Các thành phần tá dược: acid tartaric, acid citric khan, aspartam, lactose khan, đường sunnet, natri hydrocarbonat, ludipress LCE, effer soda, natri benzoat, PEG 6000, bột hương cam, talc, PVP K30.

Thuốc Hapacol được chỉ định trong những trường hợp nào?

Theo Dược sĩ tư vấn, thuốc Hapacol được chỉ định điều trị trong các trường hợp: sốt nhiệt do cảm hay do một số bệnh gây ra, đau nửa đầu, đau nhức đầu, đau nhức cơ thể do cảm cúm hoặc đau họng, đau răng, đau nhức xương khớp hoặc đau cơ, đau do viêm khớp và đau cơ xương do tập luyện, đau do nhổ răng hoặc sau khi tiêm ngừa.

Hướng dẫn cách dùng và liều dùng thuốc Hapacol

Dược sĩ văn bằng 2 Cao đẳng Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyến cáo, để dùng thuốc hiệu quả và an toàn, người bệnh cần tuân thủ liều dùng, thời gian dùng và cách dùng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc Hapacol hiện nay có hai dạng chính là viên nén và viên sủi.

Liều dùng thuốc tham khảo như sau:

  • Đối với thuốc Hapacol dạng viên, người bệnh chỉ cần dùng với một cốc nước ấm, liều lượng cứ 4h 1 viên và liều lượng Hapacol tối đa không quá 8 viên/ 1 ngày.
  • Đối với thuốc Hapacol dạng viên sủi, người bệnh chỉ cần hòa tan viên thuốc trong lượng nước tùy ý đến khi thuốc tan hết và hết sủi bọt, liều lượng như dạng viên nén.

Đối với trẻ dưới 12 tuổi: Liều lượng sử dụng dựa trên cân nặng cơ thể, khi dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn chính xác.

Thuốc Hapacol có tác dụng phụ gì?

Trong quá trình sử dụng thuốc tây nói chung và thuốc Hapacol nói riêng, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn.

Đối với thuốc Hapacol, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: nổi ban da, mẩn đỏ, ảnh hưởng đến dạ dày nếu dùng với thời gian dài, gây suy gan nếu dùng Hapacol liều lượng cao. Nếu như người bệnh gặp phải tác dụng phụ khi dùng thuốc, tốt nhất nên ngưng thuốc và tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh những tình huống xấu.

Những thận trọng khi sử dụng thuốc Hapacol

Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau đây cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt Hapacol:

  • Người bệnh bị suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 10 ml /phút), khoảng cách giữa 2 lần uống thuốc ít nhất là 8 tiếng.
  • Hạn chế dùng thuốc kéo dài nếu sốt quá cao hoặc tình trạng sốt không thuyên giảm trong 3 ngày.
  • Những bệnh nhân mẫn cảm với thành phần Paracetamol trong thuốc Hapacol, bệnh nhân thiếu máu, có tiền sử về bệnh gan, tim, phổi, thận cần tránh dùng loại thuốc này.
  • Uống rượu khi dùng thuốc có thể tăng độc tính ở gan với thành phần paracetamol.
  • Trong thuốc Hapacol có chứa muối natri nên người bệnh cần hạn chế ăn muối để tránh tác dụng không mong muốn.

Trên đây là một số thông tin tham khảo về thuốc Hapacol và người bệnh không được tự ý áp dụng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ dẫn tốt nhất. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.