Loại kháng sinh nào ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc tránh thai? Có nên dùng thuốc với vitamin C không? Liệu thuốc có tác động đến chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh đẻ?… Dược sĩ tư vấn sẽ giúp bạn làm sáng tỏ điều đó
- Dược sĩ cho biết Viêm amidan khi nào cần cắt?
- Viêm gan B có lây từ mẹ sang con không?
- Dược sĩ tư vấn điều trị suy tim hiệu quả
1. Viên thuốc tránh thai có gây bệnh tim mạch?
Thuốc thường được xem là làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, nhất là gây viêm tĩnh mạch và nghẽn mạch. Vị thành niên hiếm khi gặp biến cố này, song những trường hợp có tiền sử bệnh tim mạch trong gia đình cần thận trọng. Ngoài ra, hút thuốc lá khi dùng thuốc tránh thai sẽ gây ra những biến chứng về mạch máu như viêm hoặc nghẽn tĩnh mạch.
2. Kháng sinh nào ảnh hưởng đến tác dụng của viên thuốc tránh thai?
Tetracyclin, Penicillin và Ampicillin đều gây ảnh hưởng. Nên dùng một phương pháp tránh thai hỗ trợ như bao cao su, thuốc diệt tinh trùng, màng ngăn âm đạo… để tăng tối đa hiệu quả tránh thai khi dùng những kháng sinh trên trong thời gian còn lại của chu kỳ kinh.
3. Có nên dùng vitamin C cùng với thuốc tránh thai?
Trong khi hầu hết các loại thuốc làm giảm tác dụng của viên thuốc tránh thai, vitamin C lại làm tăng hiệu quả. Hầu hết phụ nữ uống thuốc tránh thai không thấy có tác dụng phụ khi dùng vitamin C liều cao. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể ra máu ít, rải rác giữa kỳ kinh. Nếu uống vitamin C nhiều hơn 1.000 mg/ngày thì nên dùng trước hoặc sau khi dùng thuốc tránh thai ít nhất 4 giờ.
4. Thuốc tránh thai có làm cho vú to ra?
Có, nhưng tùy từng người. Những hormone trong viên thuốc là oestrogen và progesterone thường làm tăng kích thước vú, nhưng vú sẽ lại nhỏ đi sau vài chu kỳ kinh hoặc sau khi ngừng thuốc. Đôi khi hormone gây ra hiện tượng phù nề vú do giữ nước, gây cảm giác vú to hơn và căng. Trong trường hợp này, vú thường nhỏ đi trong tuần lễ nghỉ dùng thuốc. Cũng có khi oestrogen và progesterone thực sự làm phát triển mô vú nên làm vú to ra và có xu hướng to ổn định ít nhất cho tới khi ngừng dùng thuốc. Vú to ra có thể kèm với cương đau hoặc dễ đau khi đụng chạm. Viên thuốc tránh thai có hàm lượng hormone càng cao thì càng dễ làm tăng kích thước vú. Đó là một trong những lý do vì sao thầy thuốc thường khuyên dùng những viên tránh thai có hàm lượng hormone thấp nhất mà vẫn đảm bảo được tác dụng tránh thai, như viên thuốc chỉ có progestin hoặc chỉ chứa 20 mcg oestrogen.
5. Thuốc tránh thai có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản?
Đây là sự ngộ nhận về tác dụng của thuốc tránh thai. Thực chất, tác dụng của thuốc sẽ chấm dứt ngay sau khi ngừng thuốc và khả năng thụ thai phục hồi ngay. Nhiều nghiên cứu nghiêm túc đã cho thấy không có sự biến đổi nào về khả năng thụ thai.
6. Thuốc tránh thai có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt?
Có thể bị mất kinh sau khi ngừng thuốc, song không kéo dài. Nếu kéo dài thì cần phải đi khám, vì chỉ riêng thuốc tránh thai không thể gây mất kinh kéo dài. Trong một số trường hợp, nhất là với vị thành niên, chu kỳ kinh có thể dài hơn và kỳ hành kinh có thể thưa hơn.
7. Thuốc tránh thai có ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể?
Không, vì khi đã dùng thuốc nghĩa là đã có kinh và đã dậy thì, do đó sự phát triển cơ thể coi như hoàn thành.
8. Dùng thuốc có hiệu quả ngay trong tháng đầu tiên?
Tháng đầu tiên dùng thuốc không đạt tỷ lệ tránh thai cao bằng những tháng sau. Lý do là có thể đã có 1 trứng rụng trong vài tuần lễ đầu. Tuy nhiên, viên kết hợp gồm oestrogen và progestin có khả năng bảo vệ tốt hơn trong những tuần lễ đầu vì progestin có tác dụng khác với oestrogen. Progestin làm giảm khả năng xâm nhập của tinh trùng qua niêm mạc dịch cổ tử cung, đi qua tử cung và vòi trứng để thụ tinh cho trứng và làm nội mạc tử cung không phát triển thuận lợi cho trứng làm tổ. Nên dùng phương pháp tránh thai hỗ trợ cho tới khi dùng hết vỉ đầu tiên.
9. Thuốc tránh thai có thể chữa được bệnh trứng cá nặng ở nữ vị thành niên?
Một số nữ vị thành niên bị nổi trứng cá đầy mặt hoặc mọc lông nhiều ở cả những vùng thường ít lông như mặt, ngực… có thể dùng loại viên tránh thai Cyproterone, sau khi được thầy thuốc đánh giá kỹ về tình trạng hormone và chuyển hóa.
10. Loại thuốc tránh thai nào có hormone nam?
Đó là Micropill, dùng cho nữ vị thành niên. Hàm lượng hormone nam trong viên thuốc rất thấp nhưng vẫn đảm bảo tránh thai, không phải do ức chế phóng noãn mà làm thay đổi niêm dịch cổ tử cung – chất giúp cho tinh trùng đi qua cổ tử cung thuận lợi hơn để vào tử cung. Do ảnh hưởng của thuốc, niêm dịch cổ tử cung trở nên đặc hơn, tinh trùng không thể đi qua. Vòi trứng là nơi diễn ra sự thụ tinh cũng bị ảnh hưởng, không co bóp để đưa thuốc hằng ngày và liên tục.
Micropill có ưu điểm là không gây nguy cơ cho chuyển hóa chất đường, chất mỡ và hệ tim mạch. Tuy nhiên, nhược điểm của thuốc là có tác dụng không tốt đến phổi, gây ra u nhỏ lành tính hay các nang nhỏ. Ngoài ra, nếu đã mất cân bằng về bài tiết hormone từ trước thì loại thuốc này có thể làm trầm trọng thêm sự mất cân bằng, và gây chửa ngoài tử cung.
Theo ykhoa.net