Cuộc sống bộn bề khiến bệnh nhân quên mất việc chăm sóc bản thân mình và các biến chứng của bệnh đã ghé thăm không một lời cảnh tình báo trước.
- Muốn tránh bệnh tiểu đường cần phải thực hiện các nguyên tắc nào?
- 5 yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh tiền tiểu đường
- Những nguyên do khiến bạn mắc bệnh tiểu đường
Cùng tìm hiểu những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiền tiểu đường
Nên làm gì khi bị chẩn đoán tiền tiểu đường?
Theo Dược sĩ Văn bằng 2 Cao đẳng Dược cho biết: Tiền tiểu đường cần được điều trị để ngăn ngừa tiểu đường type 2, bệnh tim mạch, đột quỵ cũng như các biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường.
Thay đổi lối sống là cách hiệu quả để đảo ngược tình trạng tiền tiểu đường hoặc làm chậm sự phát triển của bệnh tiểu đường type 2. Người bệnh thường được khuyến cáo:
- Chế độ ăn uống giàu chất xơ
- Tập thể dục thường xuyên
- Giảm cân
- Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sỹ (nếu có)
Một số phương pháp điều trị thay thế bao gồm thiền định, châm cứu, sử dụng thực phẩm chức năng, chỉ nên sử dụng khi được sự đồng ý của bác sỹ bởi chúng có thể tương tác với thuốc điều trị tiền tiểu đường.
Biến chứng tiểu đường ảnh hưởng đến cơ quan nào trong cơ thể?
Nguyên nhân được biết đến gây ra biến chứng tiểu đường là do đường huyết tăng cao kéo dài hoặc đường huyết lên xuống thất thường sinh ra các chất thải, kéo theo các rối loạn chuyển hóa, làm tổn thương mạch máu và hệ thần kinh chi phối các cơ quan. Chính vì vậy, biến chứng tiểu đường có thể xuất hiện ở bất cứ cơ quan nào mà có sự chi phối của mạch máu hoặc thần kinh.
- Biến chứng tiểu đường trên thần kinh: Gồm biến chứng trên hệ thần kinh tự chủ gây rối loạn chức năng của các cơ quan như nhịp tim nhanh khi nghỉ, tụt huyết áp tư thế, tiểu són, phân lúc táo lúc lỏng, bụng đầy trướng, chậm tiêu và biến chứng trên thần kinh ngoại vị với biểu hiện tê bì, châm chích, đau, ngứa, đặc biệt ở bàn chân.
- Biến chứng về mắt:Bệnh võng mạc và một số bệnh cơ hội như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp (glaucoma)
- Biến chứng trên thận:Sự tổn thương các mạch máu tới thận, làm suy giảm chức năng của cơ quan này, sau nhiều năm bệnh nhân có thể bị suy thận.
- Biến chứng trên tim mạch:Tiểu đường gây ra các bệnh tim mạch, có thể dẫn tới các cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ nghiêm trọng.
- Biến chứng bàn chân:Sự tổn thương mạch máu và thần kinh, làm bạn bị mất cảm giác, không thể cảm nhận sự đau đớn khi bị xước, đứt chân. Kết hợp với hệ miễn dịch suy giảm, dễ nhiễm trùng, làm các vết loét càng khó lành, có thể bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ đoạn chi (cắt cụt chân)
- Biến chứng tiểu đường trên da:Với các biểu hiện như khô da,tróc vẩy, nhiễm nấm da và ngứa da.
- Biến chứng tiểu đường trên hệ sinh dục:Rối loạn cương dương ở nam giới và khô âm đạo là 2 biến chứng thường gặp ở người tiểu đường do sự tổn hại mạch máu và thần kinh chi phối cơ quan sinh dục.
Phòng tránh bệnh tiền tiểu đường tránh các nguy hiểm đến tính mạng
Phòng ngừa biến chứng tiểu đường có khó không?
Để phòng ngừa các biến chứng tiểu đường từ trong “ trứng nước”, bạn nên áp dụng các cách sau đây:
- Kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu: Đây là cách tốt nhất để tránh biến chứng tiểu đường. Đường huyết của bạn nên kiểm soát càng gần mức sau càng tốt:
– Đường huyết trước bữa ăn: Từ 80 đến 130 mg/dL (từ 4.4 đến 7.2 mmol/l)
– Đường huyết 2 giờ sau khi bạn bắt đầu bữa ăn: Dưới 180 mg / dL (dưới 10 mmol/l)
– Chỉ số HbA1c khoảng 7% ( đo ít nhất 2 lần/ năm)
- Kiểm soát tốt các bệnh mắc kèm:Nếu có mắc kèm cách bệnh như huyết áp, mỡ máu thì bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch. Bạn nên dùng thuốc đều dặn để giữ huyết áp ở mức dưới 130/80 mmHg hoặc mức cholesterol toàn phần của bạn dưới 200 mg/dl. Nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh tim mạch trước đó, thì cân nhắc sử dụng thuốc asprin liều thấp mỗi ngày.
- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên:Biến chứng tiểu đường thường không có dấu hiệu cảnh báo rõ ràng, vì vậy bạn cần khám định kì thường xuyên để biết rõ tình trạng.
- Không hút thuốc lá: Khói thuốc làm giảm lưu lượng dòng máu tới cơ quan và làm tăng huyết áp.
- Bảo vệ mắt:Nên đi khám mắt định kì 6 tháng 1 lần, bác sĩ sẽ kiểm tra và phát hiện những tổn thương trong mắt, nếu có họ sẽ đưa ra hướng xử lý phù hợp, phòng tránh nguy cơ mù lòa.
- Kiểm tra bàn chân mỗi ngày: Bạn có thể nhờ người thân hoặc tự mình kểm tra xem bàn chân có vết xước, vết loét, đốm đỏ hay bầm tím…hay không. Nếu có mà lâu lành, bạn có thể phải nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ. Ngoài ra, bạn cần chăm sóc bàn chân mỗi ngày như: rửa bằng nước ấm và làm khô bàn chân cẩn thận mỗi ngày, sử dụng kem thoa để tránh da khô hoặc nứt gót chân, mang giày có kích thước vừa vặn, thoải mái để có thể vận động mà không lo sưng tấy, trầy da. Kiểm tra nước trước khi tắm để tránh bị bỏng chân và nên cắt móng chân một lần mỗi tuần, tránh làm xước da.
- Chăm sóc da của bạn bằng cách:luôn giữ da sạch và khô ráo,đặc biệt ở nơi có nhiều nếp gấp như nách, bẹn. Nên sử dụng các biện pháp chống nắng khi đi ra ngoài như: mặc áo dài tay hay áo chống nắng, đeo khẩu trang, đội mũ và đeo găng tay. Nếu thời tiết quá hanh khô, bạn nên sử dụng thêm kem dưỡng ẩm da. Nên uống đủ nước từ 1.8 – 2 lít mỗi ngày để giữ ẩm cho da.
Nguồn: Dược sĩ