Mẹ cháu bị bệnh tim. Hiện giờ lại bị đục thủy tinh thể phải mổ thay. Nhưng cháu nghe nói người bệnh tim không dùng được thuốc tê có đúng không? Dược sĩ tư vấn giúp bạn giải thích rõ điều này
- 10 Lời khuyên hữu ích khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ
- Dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc giảm đau hiệu quả
- Dược sĩ tư vấn tiền tăng huyết áp có cần điều trị?
Thuốc gây tê là thuốc có tác dụng ức chế dây thần kinh cảm giác để làm tạm thời mất cảm giác tại nơi thuốc tiếp xúc. Tức là thuốc chỉ gây tê, làm mất cảm giác đau đớn tại nơi có thuốc chứ không ảnh hưởng đến ý thức, hoạt động của cơ thể.
Thuốc gây tê được chia làm hai loại: gây tê bề mặt dùng để bôi, đặt trên da, niêm mạc, nhỏ mắt và thuốc gây tê tiêm, khi tiêm sẽ xuyên thấm qua da – niêm mạc (trong nhổ răng), gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống…
Tác dụng phụ của thuốc gây tê thường là hạ huyết áp, nhịp tim chậm. Tác dụng trên thần kinh như gây vật vã, suy hô hấp và co giật. Đặc biệt, thuốc có thể gây dị ứng, trầm trọng nhất là gây sốc phản vệ.
Bác sĩ phải đánh giá được liều dùng an toàn của thuốc gây tê thông qua xác định tuổi, cân nặng của bệnh nhân, đặc điểm lâm sàng, mức độ vùng mạch máu ở nơi thuốc tiếp xúc và thời gian dùng thuốc. Nếu dùng đường tiêm, phải cẩn thận theo dõi tác dụng của thuốc trong 30 phút đầu sau khi tiêm và cần có thuốc cấp cứu để xử lý khi bị tai biến.
Trường hợp của mẹ cháu cần phải dùng thuốc tê để nhổ răng, thì nên đến khám và điều trị tại bệnh viện chuyên khoa để được theo dõi và xử lý chính xác.
Theo sức khỏe đời sống